Bản Đồ Việt Nam Full HD Khổ Lớn - 63 Tỉnh Thành 2024

Thúy Nga |
Theo dõi trên

Ngày nay, khi xã hội càng hiện đại, chúng ta thường có xu hướng chuyển sang sử dụng các loại bản đồ điện tử trực tiếp trên chiếc Smartphone. Tuy nhiên, bản đồ Việt Nam truyền thống được in trên các khổ giấy lớn vẫn đóng một vai trò rất quan trọng, nhất là trong lĩnh vực du lịch, học tập, nghiên cứu… Mỗi loại bản đồ Việt Nam đều có chức năng khác nhau, để tránh nhầm lẫn khi sử dụng bản đồ, bài viết sau đây sẽ cập nhật các loại bản đồ Việt Nam phổ biến nhất.

Đặc điểm của Bản đồ Việt Nam

Bản đồ là "bản vẽ mô phỏng" lại bề mặt trái đất, các hướng đi, thể hiện sông, suối, đường, cây cối, giúp con người xác định phương hướng, đường đi khi cần thiết. Bản đồ được thể hiện trên mặt phẳng trong một phép chiếu xác định, nội dung của bản đồ được biểu thị bằng hệ thống ký hiệu quy ước. 

Tỉ lệ của một bản đồ địa lí là tỉ số giữa khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa. Chẳng hạn, nếu 1cm trên bản đồ ứng với 1km ngoài thực địa thì bản đồ đó có tỉ lệ 1:100000

Một số chức năng chính của bản đồ:

  • Xác định vị trí địa lý, hành chính của các tỉnh trong nước

  • So sánh diện tích từng tỉnh, thành phố

  • Nghiên cứu địa hình, khí hậu, khu vực

  • Tìm hiểu các điểm du lịch trong nước

  • Xem ranh giới của quốc gia, cửa khẩu

Căn cứ vào tỷ lệ, phép chiếu, các thang bậc của ký hiệu quy ước… người sử dụng bản đồ sẽ xác định được rất nhiều trị số khác nhau như: Toạ độ, biên độ, độ dài, khoảng cách, diện tích, thể tích, phương hướng và các trị số khác.

Vì vậy, bản đồ là một phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày, có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn và khoa học

Tổng hợp các loại bản đồ Việt Nam

Mẫu Bản đồ hành chính nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

ban-do-viet-nam-hanh-chinh
Bản đồ hành chính Việt Nam cập nhật mới nhất 2024

Bản đồ hành chính Việt Nam thể hiện chi tiết vùng biên giới tiếp giáp với các quốc gia láng giềng của Việt Nam và vị trí địa lý của các tỉnh trên cả nước. Khoảng cách giữa cực bắc nam Việt Nam theo đường chim bay là 1650km. Vị trí chiều ngang hẹp nhất ở Quảng Bình chưa đầy 50 km. Đường biên giới đất liền dài 4.550 km, diện tích lãnh thổ gồm khoảng 327.480 km² đất liền, hơn 4.500 km² vùng nước nội thủy, hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm.

Bản đồ 63 tỉnh thành Việt Nam

ban-do-viet-nam-63-tinh-thanh
Bản đồ 63 tỉnh thành tại Việt Nam

Việt Nam gồm 63 tỉnh thành với 3 miền và 7 vùng kinh tế. Mỗi vùng đều có những đặc điểm riêng về địa hình, điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Thông qua bản đồ tỉnh thành Việt Nam, bạn sẽ có cái nhìn bao quát và khách quan về những thông tin diện tích, địa phận, điều kiện xã hội, giao thông của các tỉnh thành.

Bản đồ đường bộ và giao thông Việt Nam

ban-do-viet-nam-duong-bo-va-giao-thong-viet-nam
Bản đồ giao thông đường bộ và giao thông tại Việt Nam

Các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không trong mạng lưới giao thông Việt Nam chủ yếu theo hướng Bắc Nam, phần lớn các tuyến đường thủy nội địa có hướng Đông Tây bởi hầu hết các con sông chính đều đổ từ hướng tây ra biển. 

Hệ thống đường bộ chính tại Việt Nam bao gồm các con đường Quốc lộ và Cao tốc, nối liền các vùng, các tỉnh cũng như đi đến các cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia. 

Hệ thống đường cao tốc Việt Nam là một mạng lưới các đường cao tốc kéo dài từ bắc đến nam ở Việt Nam. Các tuyến đường thủy nội địa của Việt Nam dựa theo các con sông chính như: sông Hồng, sông Đà, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn. Tổng chiều dài của tất cả các loại sông, kênh, rạch trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 42.000 km, dài nhất là hai con sông: sông Hồng với khoảng 541 km và sông Đà khoảng 543 km. 

Hệ thống đường thủy Việt Nam hiện chiếm 30% tổng lượng hàng hóa lưu chuyển trong nước, riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới 70% lưu thông hàng hóa trong vùng. Các cảng biển chính hiện nay gồm: cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân ở miền Bắc, cảng Tiên Sa, cảng Quy Nhơn ở miền Trung và cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái ở miền Nam.

Bản đồ du lịch Việt Nam

ban-do-viet-nam-du-lich
Bản đồ du lịch Việt Nam năm 2024

Du lịch Việt Nam là ngành kinh tế mũi nhọn vì Việt Nam có nhiều tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018. Việt Nam liên tục nằm trong nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nhanh nhất thế giới. World Travel Awards đã vinh danh Việt Nam là Điểm đến hàng đầu châu Á 2 năm liên tiếp 2018-2019

Bản đồ miền Bắc Việt Nam

Bản đồ miền Bắc Việt Nam dựa theo khu vực địa lý

ban-do-viet-nam-dua-theo-dia-ly-khu-vuc-phia-bac
Bản đồ Việt Nam dựa theo khu vực địa lý phía Bắc


Miền Bắc được hiểu là phần lãnh thổ các tỉnh từ Hà Giang tới Ninh Bình. Vùng lãnh thổ miền Bắc được chia thành 3 vùng lãnh thổ nhỏ:

  • Tây Bắc bộ (bao gồm 6 tỉnh): Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La.

  • Đông Bắc bộ (bao gồm 9 tỉnh): Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.

  • Đồng bằng sông Hồng (bao gồm 10 tỉnh thành): Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.

Vùng Đồng Bằng sông Hồng là nơi tập trung đông dân cư nhất, là vùng kinh tế trọng điểm với nhiều điều kiện thuận lợi về giao thông, thương mại, phát triển đa dạng ngành nghề. Vùng Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ có nền kinh tế kém phát triển hơn.

Bản đồ miền Bắc theo các quy hoạch phát triển kinh tế 

ban-do-viet-nam-quy-hoach-kinh-te-phia-bac
Bản đồ Việt Nam quy hoach kinh tế phía Bắc

Theo cách phân loại này thì miền Bắc gồm có 3 vùng kinh tế:

  • Vùng Hà Nội (bao gồm 10 tỉnh): Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc. Thủ đô Hà Nội là đô thị trung tâm của vùng.

  • Vùng duyên hải Bắc Bộ (bao gồm 5 tỉnh): Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

  • Miền núi phía bắc (bao gồm 10 tỉnh): Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La. 

Bản đồ miền Trung Việt Nam

Bản đồ hành chính miền Trung

ban-do-viet-nam-hanh-chinh-mien-trung
Bản đồ hành chính miền Trung Việt Nam

Khu vực miền Trung còn được gọi là Trung Bộ, nằm ở phần giữa lãnh thổ Việt Nam Phía Bắc Trung Bộ giáp khu vực Đồng bằng Sông Hồng và trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia.

Trung Bộ có chiều ngang hẹp, đa phần là đồi núi ở phía Tây và đồng bằng ven biển ở phía Đông. Điều kiện tự nhiên ở đây không thuận lợi để phát triển nông nghiệp, mật độ dân cư thấp nhất trong 3 miền. 

Khu vực này được chia thành 3 vùng kinh tế như sau:

  • Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh là tỉnh Nghệ An, tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và tỉnh Thừa Thiên Huế

  • Vùng Tây Nguyên với 5 tỉnh bao gồm Gia Lai, tỉnh KonTum, tỉnh Đắc Lắc, tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông.

  • Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh là tỉnh Bình Thuận, tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Phú Yên và tỉnh Bình Định.

Bản đồ khí hậu miền Trung

ban-do-viet-nam-khi-hau-mien-trung
Bản đồ khí hậu miền Trung Việt Nam

Khí hậu Trung Bộ được chia ra làm hai khu vực chính là Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ. Vào mùa đông, do gió mùa thổi theo hướng đông bắc mang theo hơi nước từ biển vào nên toàn khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh kèm theo mưa. Đây là điểm khác biệt với thời tiết khô hanh vào mùa Đông vùng Bắc Bộ.

Đến mùa hè không còn hơi nước từ biển vào nhưng có thêm gió mùa tây nam (còn gọi là gió Lào) thổi ngược lên gây nên thời tiết khô nóng, vào thời điểm này nhiệt độ ngày có thể lên tới trên 40 độ C, trong khi đó độ ẩm không khí lại rất thấp.

Đối với Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ , gió mùa đông bắc khi thổi đến đây thường suy yếu đi do bị chặn lại bởi dãy núi Bạch Mã. Vì vậy khi về mùa hè khi xuất hiện gió mùa Tây Nam thổi mạnh từ vịnh Thái Lan và tràn qua dãy núi Trường Sơn sẽ gây ra thời tiết khô nóng cho toàn bộ khu vực.

Đặc điểm nổi bật của khí hậu Trung Bộ là có mùa mưa và mùa khô không cùng xảy ra vào một thời kỳ trong năm của hai vùng khí hậu Bắc Bộ và Nam Bộ.

Bản đồ miền Nam Việt Nam

Bản đồ hành chính miền Nam

ban-do-viet-nam-hanh-chinh-mien-nam
Bản đồ hành chính miền Nam Việt Nam

Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía nam và hai thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ. Khu vực này chia làm 2 vùng chính:

  • Vùng Đông Nam Bộ gồm thành phố trực thuộc Trung ương Hồ Chí Minh và 5 tỉnh thành xung quanh bao gồm Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh. 

  • Vùng miền Tây Nam Bộ là vùng cực Nam của tổ quốc bao gồm một thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh khác là Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu và tỉnh Kiên Giang.

Bản đồ vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ

ban-do-viet-nam-vung-kinh-te-trong-diem-phia-nam
Bản đồ kinh tế trọng điểm miền Nam Việt Nam

Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ bao gồm các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ là trung tâm, đầu tàu kinh tế của cả nước với đặc trưng địa hình đất đai bằng phẳng, dân cư tập trung đông đúc nên có thể phát triển kinh tế với tốc độ cao, tập trung lực lượng lao động có chuyên môn trên cả nước

Bản đồ khu vực Tây Nam Bộ

ban-do-viet-nam-dong-bang-song-cuu-long
Bản đồ vùng Sông Nước Cửu Long miền Tây Việt Nam

Vùng Tây Nam Bộ hay còn gọi là Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Vùng miền Tây Nam Bộ với đồng bằng phù sa do sông Cửu Long bồi đắp nên phát triển mạnh về kinh tế nông nghiệp với cây lương thực, cây ăn quả, nuôi trồng thủy hải sản… Đây là khu vực đóng góp GDP xuất khẩu nông nghiệp hàng năm rất lớn cho cả nước. 

Bản đồ biển Việt Nam

Bản đồ biển Việt Nam

Bản đồ Việt Nam Tiếng Anh

Bản đồ Việt Nam Tiếng Anh

Bản đồ địa hình, địa chất Việt Nam

Bản đồ địa hình, địa chất Việt Nam

Bản đồ phân vùng kinh tế, công nghiệp Việt Nam

Bản đồ phân vùng các khu kinh tế, công nghiệp Việt Nam

Bản đồ tra cứu khoảng cách chiều dài giao thông đường bộ giữa các tỉnh thành phố Việt Nam

Bản đồ tra cứu khoảng cách chiều dài giao thông đường bộ giữa các tỉnh thành phố Việt Nam

Trên đây là các loại bản đồ Việt Nam cập nhật mới nhất và thường xuyên được sử dụng trong nghiên cứu, học tập. Thông qua bản đồ, chúng ta có thể nhận thấy Việt Nam là quốc gia có rất nhiều nét đặc trưng riêng, 63 tỉnh thành của cả nước đều có một cảnh sắc thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực cũng như phong tục tập quán khác nhau, điều đó đã tạo nên màu sắc riêng cho quốc gia, dân tộc.
>>> Tìm hiểu về các bản đồ các thành phố : bản đồ thành phố Hồ Chí Minh ; bản đồ hành chính Hà Nội

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng đảm bảo rằng thông tin trong bài viết này là chính xác và đáng tin cậy khi được đăng tải, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không nên dựa vào thông tin trong bài viết này để đưa ra quyết định về tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc vấn đề pháp lý. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào dựa trên thông tin trong bài viết này.