Lễ nhập trạch là gì? Thủ tục làm lễ nhập trạch đúng cách

Theo dõi trên
Lễ nhập trạch được thực hiện khi dọn vào nhà mới, thể hiện lòng thành, còn là sự khởi đầu mới cho gia đình luôn bình an, thịnh vượng. Vậy lễ nhập trạch được tiến hành như thế nào? Cùng Bất động sản Online tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Lễ nhập trạch là gì?

Nhập trạch là từ Hán Việt, được dịch “nhập” có nghĩa là vào và “trạch” nghĩa là nhà. Hiểu một cách đơn giản thì nhập trạch là dọn vào nhà ở mới.
Trong phong thủy, lễ nhập trạch là nghi lễ không thể thiếu khi dọn vào nhà mới của người Việt bao đời nay. Được tiến hành với mục đích đăng ký hộ khẩu với thần linh hay thổ địa đang cai quản ngôi nhà.
Lễ nhập trạch là gì
Lễ nhập trạch là nghi lễ cổ truyền của người Việt

Ý nghĩa lễ nhập trạch

Theo quan niệm xưa cho rằng “đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” và mỗi một vùng đất, khu vực đều có thần linh cai quản. Chính vì vậy, khi dọn vào nhà mới cần làm lễ nhập trạch báo cáo với thần linh về sự hiện diện của mình, xin phép thổ địa cũ được chuyển đến nhà mới một cách suôn sẻ.
Lễ nhập trạch là bước đánh dấu cho sự khởi đầu mới với niềm tin thuận lợi ở mọi bề. Thông qua lễ nhập trạch  gia chủ sẽ cầu mong các vị thần che chở và phù hộ để có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, công việc làm ăn suôn sẻ khi chuyển đến một ngôi nhà mới.
Lễ nhập trạch có ý nghĩa quan trọng khi dọn nhà mới của người Việt
Lễ nhập trạch có ý nghĩa quan trọng khi dọn nhà mới của người Việt

Lễ nhập trạch cần chuẩn bị gì?

Mâm cúng lễ nhập trạch

Mâm cúng lễ nhập trạch thông lệ có ba phần bao gồm hoa quả, mâm thức ăn và vàng mã. Tùy điều kiện gia đình mà bạn có thể làm đồ cúng hoành tráng hay gọn nhẹ. Vì quan trọng vẫn là lòng thành, không có chuyện mâm cúng lớn thì sẽ được phù hộ nhiều hơn.
Dưới đây là một số đồ cần chuẩn bị cơ bản khi làm mâm cúng lễ nhập trạch mà bạn cần biết:
  • 1 bình hoa tươi (hoa đồng tiền, hoa huệ, hoa dơn, hoa hồng, hoa ly, hoa cúc…).
  • Chuẩn bị đa dạng từ 3 – 5 loại trái cây tươi ngon như: Xoài, Chuối, Cam, Táo, Nho…và sắp xếp chúng lên mâm sao cho đẹp mắt.
  • Rượu gạo
  • Hương nhang
  • Nến hoặc có thể thay thế bằng đèn dầu
  • 1 bộ Tam Sên (tôm luộc, thịt luộc và trứng luộc)
  • 1 dĩa gà luộc nguyên con.
  • 1 dĩa xôi hoặc cơm.
  • Cháo hoặc chè
  • Trầu cau (chọn những lá trầu đẹp, không được rách, cau quả phải đẹp)
  • Thịt heo quay (để nguyên miếng lớn).
  • 3 hũ nhỏ đựng muối, gạo và nước.
  • Tiền vàng mã.
Mâm lễ cúng nhập trạch có th thay đổi theo vùng miền
Mâm lễ cúng nhập trạch có th thay đổi theo vùng miền
Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn là cúng đồ mặn hay đồ chay đều được. Đối với mâm cúng chay bạn có thể thay thế các món mặn như gà, heo quay, bộ tam sên… thành các món như:
  • 1 dĩa rau củ xào, đậu hũ tùy chọn.
  • 1 tô canh rau củ tùy chọn.
  • 1 dĩa xôi đậu tùy chọn.
  • 1 bánh – kẹo.
  • 1 mâm chè nhỏ: đậu xanh, đậu đỏ,…(có thể mua ngoài chợ).
Mâm cúng lễ nhập trạch - Món chay
Mâm cúng lễ nhập trạch - Món chay

Vật phẩm cúng lễ nhập trạch

Ngoài việc chuẩn bị mâm cúng trên thì bạn còn cần chuẩn bị thêm một số lễ vật khác như:
  • Một cái bếp than.
  • Một chiếc chiếu còn mới dùng để trải làm thủ tục đọc văn khấn lễ nhập trạch.

Thủ tục cúng lễ nhập trạch đúng cách

Chọn ngày lành tháng tốt

Việc chọn ngày lành tháng tốt rất quan trọng giúp cho gia chủ gặp nhiều may mắn, bình an, ăn nên làm ra hơn. Ông bà ta từ thời xưa đã có thói quen xem ngày, lựa chọn ngày tốt làm lễ nhập trạch, thường là ngày hoàng đạo đẹp, nếu là ngày hợp với tuổi mệnh của gia chủ thì càng tốt.
chọn ngày lành tháng tốt làm lễ nhập trạch

Cách chọn ngày làm lễ nhập trạch:
Ngày tốt: Hãy lựa chọn những ngày thuộc về hành Thuỷ, Kim, Hoả. Vì theo quan điểm ngày xưa, những ngày hành thuỷ, hành kim rất tốt, giúp quản tài lộc. Còn ngày hành Kim là ngày mang tài lộc tới. Tránh những ngày Hoả. 
Ngày kiêng kỵ:
  • Tháng 7 âm lịch lẫn dương lịch vì chúng có liên quan trực tiếp tới người âm và tháng 7 âm còn được gọi là tháng cô hồn.
  • Ngày Dương Công Kỵ sẽ là những ngày: 13 tháng giêng, 11 tháng 2, mùng 9 tháng 3, mùng 7 tháng 4, mùng 5 tháng 5, mùng 3 tháng 6, 27 tháng 8, 25 tháng 9,…
  • Ngày Thọ Tử là những ngày 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng
  • Ngày Tam Nương là những ngày 3,7,13,18,22,27 âm lịch hàng tháng. 

Cách cúng lễ nhập trạch đúng cách

Bạn có thể tham khảo các bước cúng sau, tuy nhiên tùy theo vùng miền sẽ có cách ứng dụng thích hợp:
  • Bước 1: Chủ nhà đốt một lò than nhỏ và đặt ngay tại cửa ra vào. Bày đồ cúng lên mâm, sắp xếp cho đẹp mắt rồi chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để tiến hành việc cúng chuyển nhà mới.
  • Bước 2: Chủ nhà là người đầu tiên bước (bước chân trái trước, chân phải sau) qua lò than để vào nhà, trong khi đó tay vẫn cầm theo bát hương cùng bài vị của gia tiên. Các thành viên còn lại trong gia đình lần lượt bước qua lò than và cầm theo những đồ vật may mắn như tiền, hoa...
  • Bước 3: Việc đầu tiên khi gia chủ bước vào nhà là khai thông khí, đánh thức ngôi nhà bằng cách bật tất cả điện và mở mọi cánh cửa.
  • Bước 4: Sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài và bàn thờ thổ địa. Sau đó, bày mâm lễ cúng nhập trạch ở giữa nhà, hướng về phía phù hợp mệnh tuổi của chủ nhà.
  • Bước 5: Chủ nhà thắp nhang và đọc văn khấn, những người còn lại nên chắp tay thành tâm.
  • Bước 6: Sau khi đọc xong văn khấn, gia chủ cần “khai bếp” để nấu nước (để nước sôi từ 5-7 phút) phà trà. Trà nấu xong sẽ dùng để dâng lên mâm cúng Nhập Trạch và để người trong nhà thưởng thức.
  • Theo quan niệm phong thủy, việc pha trà nấu nước có ý nghĩa khai hỏa, tạo ra sinh khí cũng như sức sống cho ngôi nhà mới.
  • Bước 7: Tiến hành hoá vàng khi hương tàn, đợi vàng mã cháy hết thì lấy rượu rưới lên tro.
  • Bước 8: Cuối cùng dâng lên bàn thờ 3 hũ đựng gạo, muối, nước (biểu trưng cho sự no đủ). Kết thúc buổi lễ thủ tục nhập trạch tiến hành mang lễ vật vào trong.
Ngày cúng nhập trạch chỉ nên nói những lời hay, ý đẹp để gia đình luôn hòa đồng, đoàn kết
Ngày cúng nhập trạch chỉ nên nói những lời hay, ý đẹp để gia đình luôn hòa đồng, đoàn kết

Những lưu ý khi làm lễ nhập trạch bạn nên biết

Khi làm thủ tục nhập trạch về nhà mới, cần phải tránh một số điểm sau:
  • Không chuyển về nhà mới vào ban đêm
  • Không được bỏ lỡ giờ tốt để chuyển vào
  • Không được ngủ trưa tại ngôi nhà
  • Phụ nữ mang thai thì không được dọn dẹp ngôi nhà
  • Người cầm tinh con hổ cũng không nên thực hiện việc dọn dẹp
  • Trong trường hợp gia chủ chỉ lấy ngày nhập trạch tốt với mệnh tuổi mà chưa chính thức ở ngay. Nếu vậy nhất thiết cần ngủ lại qua đêm tại ngôi nhà mới ấy.
  • Tuyệt đối không được làm đổ vỡ trong quá trình chuyển nhà
  • Không cãi vã và xích mích trong ngày trọng đại này
  • Tuyệt đối không được đi tay không vào nhà mới, cũng không được đem đồ vật như: chổi cũ, bếp cũ vào nhà
  • Không đón khách vào nhà ngày nhập trạch tránh làm kinh động tổ tiên. Chỉ nên mời khách hàng tân gia, vui mừng mà thôi.
Nghi lễ và phong tục cúng lễ nhập trạch ở mỗi nơi sẽ có sự khác nhau, bạn có thể tham khảo bài viết trên và hoàn toàn có thể linh động theo phong tục nơi mình đang sống. Chúc bạn thực hiện nghi lễ thật suôn sẻ và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.        

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng đảm bảo rằng thông tin trong bài viết này là chính xác và đáng tin cậy khi được đăng tải, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không nên dựa vào thông tin trong bài viết này để đưa ra quyết định về tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc vấn đề pháp lý. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào dựa trên thông tin trong bài viết này.

Chia sẻ bài viết: