Tiểu Sử Lê Viết Hải | Lý Do Rời Ghế Chủ tịch Tập Đoàn Hòa Bình

Theo dõi trên

Ông Lê Viết Hải là ai? Ông Hải là một doanh nhân thành đạt, là nhà sáng lập và là Chủ tịch Tập đoàn xây dựng Hòa Bình. Ông Hải đã đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc trong 33 năm từ khi thành lập Hòa Bình từ năm 1987 đến năm 2020, sau đó ông Lê Viết Hải đã nhường vị trí lại cho con trai.

Tóm tắt tiểu sử ông Lê Viết Hải

Lê Viết Hải là ai? Lê Viết Hải sinh ngày 12/11/1958 tại làng Phú Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong một gia đình tri thức có 11 anh chị em. Cha của ông là Lê Mộng Đào là nguyên hiệu trưởng Trường Bồ Đề ở Huế (THCS Thống Nhất), mẹ là bà Trần Thị Tuyết làm kinh doanh buôn bán.

Vào năm 1963, đây là thời kỳ đấu tranh chống kỳ thị tôn giáo, cha ông Hải đã bị bắt tù giam, mẹ ông phải một mình gồng gánh nuôi 11 người con.

Từ năm 1964 - 1967, ông Lê Mộng Đào được bầu làm Hội đồng Nhân dân Thị xã Huế và giữ chức Chủ tịch. 

Đến năm 9 tuổi, ông theo gia đình chuyển vào Sài Gòn, ông thường giúp gia đình làm nhiều nghề để trang trải cuộc sống từ bán thuốc tây, điện máy, đến hợp tác mở trường tư thục, sản xuất bánh mứt,...

Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng ông Lê Viết Hải được học hành đàng hoàng.

Bằng sự vượt khó vào năm 1985, ông Lê Viết Hải tốt nghiệp Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM với tấm bằng Kiến trúc sư. 

Lê Viết Hải là ai?
Lê Viết Hải là ai?

Con đường sự nghiệp của ông Lê Viết Hải

Sau khi tốt nghiệp, ông Lê Viết Hải nhận thấy nhu cầu xây dựng sau giải phóng rất lớn, vì thế từ đầu ông đã chọn xây dựng.

Sau đó, ông Hải làm việc tại Công ty Quản lý Nhà với công việc thiết kế thi công công trình nhà ở tư nhân với khoảng thời gian 2 năm.

Đến năm 1987, ông thành lập và trở thành Giám đốc điều hành Văn phòng Xây dựng Hòa Bình với nhân sự là 5 kỹ sư và 20 người thợ.

Tuy còn non trẻ, nhưng bằng sự tận tâm, trình độ chuyên môn cao, khả năng sáng tạo cao, các công trình của ông đã được các chủ đầu tư vô cùng hài lòng, khen ngợi.

Từ năm 1993 - 1997, ông Hải đầu tư vào các xưởng sản xuất và thành lập 2 xưởng Mộc Hòa Bình và Sơn Hòa Bình. Năm 1997, ông Lê Viết Hải đã không ngừng đầu tư vào nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật. Áp dụng quy trình ISO 9000 và quy trình Quản lý Chất lượng toàn diện (TQM) nhằm nâng cao chất lượng công trình.

Năm 2000, ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình.

Đến 27/12/2006, cổ phiếu của Hòa Bình được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM. Và công ty chuyển sang nhận những dự án công trình lớn hơn với phương thức thi công trọn gói.

Từ cuối năm 2006 đầu năm 2007, Hòa Bình trúng thầu một số dự án lớn như: công trình cao ốc cao cấp Horizon ở Quận 1, cụm chung cư cao cấp Phú Mỹ Hưng ở Quận 7, phần kết cấu cao ốc The Manor giai đoạn 2, thi công tầng hầm Cụm Chung cư cao cấp Phú Mỹ ở Quận 7, thi công xây dựng Công trình Unilever Homebase ở Phú Mỹ Hưng…

Năm 2006, được coi là năm phát triển vượt bậc của Hòa Bình vì mô hình doanh nghiệp đã dần hình thành rõ nét và phát triển vững chắc.

Hiện nay, Tập đoàn Hòa Bình đã thi công gần 400 công trình gồm 80 công trình đang thi công trải dọc từ Bắc đến Nam.

Con đường sự nghiệp của ông Lê Viết Hải
Con đường sự nghiệp của ông Lê Viết Hải

Những khó khăn và dự định phát triển của Hòa Bình

Đằng sau sự phát triển của Tập đoàn Hòa Bình là nhờ sự chèo lái tài tình của ông Lê Viết Hải Hòa Bình. Hành trình đó đã trải qua không ít khó khăn sóng gió.

Khó khăn

Ông Hải từng kể lại khoảng thời gian khó khăn vào giai đoạn năm 2011 đến năm 2013, năm 2014, thị trường lúc đó còn khó nhưng đã có dấu hiệu khởi sắc. 

Tại thời điểm đó, các chủ thầu dự án không có tiền thanh toán cho nhà thầu, vì thế công ty của ông Lê Viết Hải phải gồng gánh cho họ. 

Để công trình không bị ngừng thi công, ông Hải đã đi vay mượn tiền khắp nơi để hoàn thiện dự án. Do đó, khoảng nợ ngân hàng của Hòa Bình tại thời điểm đó tăng lên đáng kể.

Ông Lê Viết Hải đã có những tính toán cụ thể, xem xét những dự án nào nên cứu và nên cứu ở mức độ nào, không thể làm một cách tự phát. Bởi chỉ cần một quyết định sai lầm có thể dẫn đến hậu quả không lường.

Những khó khăn và sóng gió ông Hải trải qua
Những khó khăn và sóng gió ông Hải trải qua

Dự án siêu cao tầng

Hòa Bình đã tiếp cận dự án VietinBank Tower vào năm 2014 (đây là tòa nhà cao nhất Việt Nam với 363m, dự kiến hoàn thành vào năm 2017). Đây là công tình siêu cao tầng, vì thế nhà thầu phải đối mặt với nhiều khó khăn từ kiểm soát nhiệt độ của các khối bê tông cỡ lớn, kết cấu thép cho tòa nhà và phải tính toán chuẩn xác các thông số.

Để thực hiện siêu dự án này, đòi hỏi Hòa Bình cũng phải nâng cao sức mạnh của mình. Phải đảm bảo đủ năng lực, đủ nhân lực, các tiêu chuẩn quản lý…Nhờ khoảng thời gian làm việc với các nhà thầu nước ngoài, Hòa Bình đã có cơ hội học hỏi, quan sát, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm để có được sự tự tin thực hiện các dự án này.

Những dự án bất động sản khổng lồ

Các dự án bất động sản đầu tiên mà ông Hải đã xây dựng như: khách sạn Riverside trên đường Tôn Đức Thắng (TP.HCM), khách sạn International, Food Center of Saigon, Tecasin Business Center and Serviced Apartments.

Sau đó, ông Hải đã dẫn dắt Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình thực hiện các công trình Nhà máy nước ép trái cây Delta (Long An).

Tập đoàn còn có những dự án tạo nên tên tuổi như: Saigon Sky Garden Apartment, Stamford Court, Riverside Aparment, Legen Hotel, Melinh Point Tower, Ocean Place…

Một số dự án lớn khác như: Dự án Saigon Centre giai đoạn 2, The Ascent Condominiums, Estella Heights, dự án mở rộng nhà ga quốc tế T2 Tân Sơn Nhất và Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, Tổ hợp du lịch và giải trí Cocobay Đà Nẵng…

Những dự án bất động sản lớn của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình
Những dự án bất động sản lớn của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

Lê Viết Hải chia sẻ câu chuyện vượt bão Covid-19

Trước tình hình dịch Covid-19, không ít doanh nghiệp điêu đứng, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình của doanh nhân Lê Viết Hải cũng không ngoại lệ. 

Sức khỏe tinh thần của những doanh nhân trong ngành xây dựng đang bị giảm xuống nhiều vì các chủ đầu tư không thanh toán và giảm thanh toán nhất là các chủ đầu tư trong ngành du lịch, nghỉ dưỡng…

Ông Lê Viết Hải chia sẻ ngành bất động sản đã khó rồi, nhà đầu tư còn khó hơn vì không có nguồn thu. So với những năm trước kia thì quý nào doanh thu của ông Hải cũng đạt từ 4.000 đến 5.000 tỷ đồng, nhưng từ đầu năm nay doanh thu không bằng một quý so với trước đây. 

Tuy nhiên, ông Hải xem đây là một cơ hội để thực hiện những điều trước nay chưa thể. Ông Hải sẽ hoàn thành hệ thống làm việc trực tuyến với hơn 5.000 công việc được phân chia rõ ràng để dễ dàng theo dõi và phối hợp.

Đồng thời, Tập đoàn Hòa Bình cũng cắt giảm 20% nhân sự và giảm số giờ làm, mức tiền thưởng hiệu suất công việc của nhân viên. Nhưng ông Hải sẽ giữ lại những nhân viên có năng lực và mong muốn gắn bó với công ty. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn tổ chức đào tạo cho lực lượng lao động dư thừa. 

Ông Hải nhận thấy rằng, các nước đang có xu hướng giảm phụ thuộc vào hàng Trung Quốc, trong đó có các sản phẩm vật liệu xây dựng. Vì thế, có thể nắm bắt cơ hội này để phát triển.

Lê Viết Hải chia sẻ câu chuyện vượt bão Covid-19
Lê Viết Hải chia sẻ câu chuyện vượt bão Covid-19

Lê Viết Hải từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Bình

Tổng giám đốc Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình - ông Lê Viết Hải đã quyết định từ nhiệm vị trí Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.

Chia sẻ về quyết định từ nhiệm, ông Lê Viết Hải cho biết, ông sẽ không giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị từ ngày 1/1/2023, nhưng vẫn là thành viên Hội đồng quản trị cho đến kỳ họp đại hội cổ đông gần nhất. Việc rời vị trí cao nhất của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình là để đảm bảo tính pháp lý cho con trai ông - Lê Viết Hiếu từ Phó tổng giám đốc trở thành Tổng giám đốc. Nhằm tuân thủ quy định của luật, nếu ông Lê Viết Hải là thành viên Hội đồng quản trị thì người trong gia đình không được giữ chức Tổng giám đốc.

Ông Lê Viết Hải nhận xét ưu điểm của Hiếu là thật thà, liêm chính đó là đức tính cần của người lãnh đạo. Ngoài ra, Hiếu còn rất khéo xoay xở, gặp khó khăn thì tìm hết phương án này đến phương án khác để vượt qua. Sau hai năm đại dịch, vượt qua giai đoạn thử thách đã chứng minh được năng lực và bản lĩnh của ông Lê Viết Hiếu.

Lê Viết Hiếu sinh năm 1992 từng theo học và tốt nghiệp tại trường California Polytechnic State University tại Mỹ.

Sau khi tốt nghiệp, anh làm việc ở vị trí chuyên viên tín dụng của Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam. Năm 2016, anh đã làm việc tại Hòa Bình với vai trò là Phó giám đốc phát triển thị trường nước ngoài. 

Đến năm 2018, Lê Viết Hiếu được bổ nhiệm làm Giám đốc phát triển thị trường nước ngoài của Hòa Bình và lên chức Phó tổng giám đốc đối ngoại khu vực miền Bắc vào năm 2019.

Rời vị trí Chủ tịch giúp cho ông Lê Viết Hải có thêm thời gian cho hoạt động ở các tổ chức hiệp hội để truyền lửa cho thế hệ kỹ sư xây dựng trẻ.

Như vậy, từ ngày 23/07/2020, ông Lê Viết Hải sẽ không còn là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.

Lê Viết Hiếu - Con trai Lê Viết Hải
Lê Viết Hiếu - Con trai Lê Viết Hải

Bài viết trên là tất cả những thông tin về ông Lê Viết Hải, đó là những thông tin về tiểu sử, con đường sự nghiệp, những khó khăn và dự án phát triển của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Mong rằng bài viết trên đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy theo dõi website batdongsanonline.vn để biết thêm những thông tin bổ ích khác nhé!

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng đảm bảo rằng thông tin trong bài viết này là chính xác và đáng tin cậy khi được đăng tải, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không nên dựa vào thông tin trong bài viết này để đưa ra quyết định về tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc vấn đề pháp lý. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào dựa trên thông tin trong bài viết này.

Chia sẻ bài viết: