Luật kinh doanh bất động sản 2014 | Lưu ý cho người mới bắt đầu

Thúy Linh |

Luật kinh doanh bất động sản điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hoạt động mua bán, chuyển nhượng, kinh doanh dịch vụ bất động sản tại Việt Nam. Ngày nay, hoạt động bất động sản diễn ra thường xuyên, vì vậy việc nắm rõ những điều chính trong luật kinh doanh bất động sản sẽ giúp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này hiệu quả hơn.

luat-kinh-doanh-bat-dong-san

Hình ảnh biểu thị luật kinh doanh bất động sản

Luật kinh doanh bất động sản 2014

luat-kinh-doanh-bat-dong-san-hien-hanh

Hình ảnh biểu thị Luật kinh doanh bất động sản hiện hành

Hiện tại, luật kinh doanh bất động sản mới nhất và các văn bản Nghị định, thông tư hướng dẫn đang có có hiệu lực thi hành là Luật kinh doanh bất động sản 2014. Từ thời điểm có hiệu lực ngày 1/7/2015, Luật KDBĐS chưa thay đổi, những điểm mới của luật so với luật kinh doanh BĐS năm 2006 được áp dụng và vẫn thường được gọi với tên gọi theo năm như luật kinh doanh bđs 2017, 2018, 2019 hay luật mua bán nhà đất 2020…

Điều kiện kinh doanh bất động sản

Để có thể thực hiện các loại động kinh doanh bất động sản thì pháp luật về kinh doanh BĐS quy định cụ thể những điều kiện chủ thể kinh doanh bất động sản tại điều 10 luật kinh doanh bđs 2014 bao gồm:

  • Phải là doanh nghiệp, hợp tác xã: Tổ chức cá nhân nếu kinh doanh BĐS phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy đăng ký kinh doanh.

  • Đủ vốn pháp định kinh doanh bất động sản: Để có thể thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản thì phải có đủ vốn pháp định từ đủ 20 tỷ đồng trở lên. Trừ trường hợp tổ chức, cá nhân, hộ gia đình bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản với quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã. Nhưng sẽ bắt buộc phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Nếu như các doanh nghiệp, hợp tác xã đang kinh doanh bất động sản đã và đang hoạt động mà chưa đủ điều kiện về vốn pháp định thì phải bổ sung đủ vốn pháp định trong thời hạn 1 năm kể từ ngày luật có hiệu lực là 1/7//2015, tức là hạn cuối vào ngày 01/7/2016. Trường hợp chủ đầu tư không thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định có thể bị phạt tiền từ 50 đến 60 triệu đồng theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP điều 57.

Đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế đầy đủ và không cần đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định 20 tỷ đồng.

Phạm vi kinh doanh theo luật kinh doanh đất đai

Theo quy định tại điều 11 Luật kinh doanh BĐS năm 2014 quy định về phạm vi kinh doanh của các nhân, tổ chức là người Việt Nam định cư trong nước, định cư ở nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sự khác biệt. Cụ thể như sau:

Phạm vi kinh doanh đối với cá nhân, tổ chức trong nước

  • Mua nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

  • Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;

  • Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua; chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền theo quy định của pháp luật về đất đai; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng kỹ thuật đó;

  • Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

  • Đối với đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

  • Đối với đất nhận chuyển nhượng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

  • Đối với đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để cho thuê theo đúng mục đích sử dụng đất;

  • Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

  • Nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để chuyển nhượng, cho thuê đất đã có hạ tầng kỹ thuật đó.

Phạm vi kinh doanh đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

  • Các hình thức quy định tại các điểm b, d, g và h khoản 1 Điều này;

  • Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

  • Đối với đất thuê, đất nhận chuyển nhượng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.

Phạm vi kinh doanh đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

  • Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại.

  • Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua.

  • Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua.

  • Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua.

Điều kiện bất động sản đưa vào kinh doanh

Điều kiện kinh doanh bất động sản có sẵn

Đối với đất, nhà và công trình xây dựng nếu đưa vào kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau:

  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất. Nếu là nhà, công trình xây dựng có sẵn trong các dự án đầu tư kinh doanh BĐS thì cần phải có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định Luật đất đai 2019 mới nhất.

  • Không có tranh chấp QSDĐ, sở hữu nhà, công trình gắn liền với đất.

  • Không bị kê biên làm tài sản đảm bảo thi hành án

  • Riêng đối với đất đưa vào kinh doanh bất động sản phải là đất trong thời hạn sử dụng.

Điều kiện kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai

Luật kinh doanh BĐS 2014 quy định về điều kiện kinh doanh BĐS hình thành trong tương lai được quy định cụ thể tại Điều 55 như sau:

  • Thứ nhất, có giấy tờ về QSDĐ, hồ sơ dự án, bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Nếu trường hợp bất động sản cần có giấy phép xây dựng thì phải đảm bảo được cấp phép và giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án.

  • Trong trường hợp bất động sản hình thành trong tương lai là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.

  • Thứ hai, trước khi bán, cho thuê chủ đầu tư phải có văn bản thông bán cho cơ quan quản lý cấp tỉnh về việc đủ kiều kiện theo luật buôn bán bất động sản. Cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lời bằng văn bản trong 15 ngày nếu đủ điều kiện và không đủ điều kiện phải nêu rõ lý do.

  • Thứ ba, quy định bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai

  • Điều 56 Luật kinh doanh bđs 2014 quy định: Trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại đủ năng lực bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết. Nếu chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết hợp đồng thì ngân hàng sẽ có trách nhiệm tạm ứng trước và các khoản tiền khác cho khách hàng theo hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở và hợp đồng bảo lãnh đã ký kết.

  • Thứ 4, điều kiện thanh toán trong mua bán, thuê bất động sản hình thành trong tương lai

Điều 57 của luật đầu tư kinh doanh bất động sản mới nhất quy định việc thanh toán trong mua bán, thuê mua BĐS hình thành trong tương lai sẽ thực hiện theo theo tiến độ xây dựng. Trong đó:

  • Lần đầu thanh toán không quá 30% giá trị hợp đồng và theo tiến độ nhưng không quá 70% trước khi bàn giao.

  • Nếu bên bán, bên cho thuê mua là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng số không quá 50% giá trị hợp đồng.

Các hành vi bị cấm trong kinh doanh bất động sản

Điều 8 luật kinh doanh bđs 2014 sửa đổi mới nhất quy định các hành vi bị cấm trong kinh doanh bất động sản bao gồm:

  • Kinh doanh BĐS không đủ điều kiện

  • Quyết định việc đầu tư dự án BĐS không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước

  • Không công khai hoặc công khai không đầy đủ, trung thực thông tin về BĐS

  • Gian lận, lừa dối trong kinh doanh

  • Huy động, chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động không đúng mục đích theo cam kết.

  • Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

  • Cấp và sử dụng chứng chỉ hành nghề môi giới bđs không đúng quy định.

  • Thu phí, lệ phí và các khoản tiền liên quan đến kinh doanh BĐS trái quy định của pháp luật.

Hợp đồng kinh doanh bất động sản

Theo quy định của pháp luật mua bán bất động sản thì hợp đồng sẽ có nhiều loại và mẫu do nhà nước quy định như sau.

Các loại hợp đồng kinh doanh bất động sản:

  • Hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng.

  • Hợp đồng cho thuê nhà, công trình xây dựng.

  • Hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng.

  • Hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất.

  • Hợp đồng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản.

Các mẫu hợp đồng kinh doanh bất động sản sẽ do Chính phủ quy định cụ thể tại văn bản nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành.

Hình thức của hợp đồng kinh doanh bất động sản:

Hợp đồng kinh doanh bất động sản theo quy định hiện hành để đảm bảo giá trị pháp lý thì cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Lập thành văn bản

  • Công chứng hợp đồng kinh doanh bất động sản

  • Các giao dịch bất động sản với doanh nghiệp không bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng có thể thực hiện và thường do các bên thỏa thuận trừ.

  • Trong trường hợp hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng và hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ mà các bên là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển; nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên không phải thành lập doanh nghiệp thì bắt buộc sẽ phải công chứng hoặc chứng thực.

Thời điểm có hiệu lực hợp đồng kinh doanh bất động sản:

  • Xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

  • Nếu trong trường hợp hợp đồng mua bán, chuyển nhượng bất động sản bắt buộc phải có công chứng thì thời điểm có hiệu lực là thời điểm hoàn thành thủ tục công chứng.

  • Nếu không có thỏa thuận công chứng, không buộc phải công chứng và không thỏa thuận trong hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực hợp đồng là thời điểm các bên ký kết vào văn bản hợp đồng.

Quy định luật môi giới bất động sản

Dịch vụ môi giới bất động sản là một trong những hoạt động của kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật. Đây cũng là cũng là một trong các lĩnh vực thuộc pháp luật về môi giới thương mại, môi giới theo luật dân sự muốn  thực hiện dịch vụ tư vấn bất động sản, môi giới bất động sản thì phải đảm bảo điều kiện kinh doanh môi giới BĐS và các quy định về hợp đồng, giá dịch vụ môi giới theo quy định.

Điều kiện kinh doanh môi giới bất động sản

Luật môi giới đất đai, BĐS hiện nay được thực hiện theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi 2014 cụ thể tại Điều 62 như sau:

+ Chủ thể kinh doanh môi giới BĐS:

  • Phải thành lập doanh nghiệp theo quy định Luật Doanh nghiệp năm 2014

  • Có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Trừ trường hợp chủ thể môi giới là Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Lưu ý: Tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh BĐS.

+ Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản:

luat-kinh-doanh-bat-dong-san-chung-chi-hanh-nghe-moi-gioi

Hình ảnh biểu thị chứng chỉ hành nghề môi giới

Điều kiện cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi bđs bao gồm:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật dân sự;

  • Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;

  • Đã qua sát hạch về kiến thức môi giới bất động sản.

Nếu có đủ điều kiện này cá nhân có thể làm thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản thì cần đăng ký và tham gia kỳ thi sát hạch do Sở Xây dựng tổ chức; Căn cứ vào kết quả thi để Chủ tịch hội đồng thi báo cáo Giám đốc Sở xây dựng về quá trình tổ chức kỳ thi và phê duyệt kết quả thi theo đề nghị của đơn vị tổ chức thi. Chứng chỉ có giá trị sử dụng toàn quốc với thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.

Hợp đồng môi giới bất động sản

Hình thức và công chứng: Hợp đồng môi giới bất động sản là một trong ba loại hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản. Vì vậy, Luật nghề môi giới bất động sản quy định phải lập hợp đồng nếu các bên có giao dịch trao đổi. Theo quy định thì hợp đồng môi giới phải được lập thành văn bản tương tự như hợp đồng kinh doanh bất động sản khác và không bắt buộc phải công chứng.

Nội dung hợp đồng môi giới bất động sản: Khoản 4 Điều 61 Luật KDBĐS về vấn đề pháp luật kinh doanh nhà ở, nhà đất 2014 quy định như sau:

a) Tên, địa chỉ của các bên;

b) Đối tượng và nội dung dịch vụ;

c) Yêu cầu và kết quả dịch vụ;

d) Thời hạn thực hiện dịch vụ;

đ) Phí dịch vụ, thù lao, hoa hồng dịch vụ;

e) Phương thức, thời hạn thanh toán;

g) Quyền và nghĩa vụ của các bên;

h) Giải quyết tranh chấp;

i) Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng."

Quy định về luật hoa hồng môi giới nhà đất

Theo quy định thì hoạt động dịch vụ kinh doanh trong pháp luật môi giới nhà đất phải thỏa thuận về phí dịch vụ, thù lao và hoa hồng dịch vụ.

Trong đó, Điều 64 quy định về thù lao môi giới bất động sản sẽ không phụ thuộc vào kết quả giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản giữa khách hàng và người thứ ba, không phụ thuộc vào giá của giao dịch, nó phụ thuộc vào các bên thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ môi giới.

Đối với vấn đề quy định của luật hoa hồng môi giới nhà đất tại điều 65 Luật KDBĐS 2014 thì điều kiện để được quyền hưởng khi khách hàng ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản mà bạn môi giới. Mức hoa hồng môi giới sẽ được xác định trong hợp đồng môi giới cụ thể trước khi thực hiện dịch vụ để tránh phát sinh tranh chấp. Nếu trường hợp không thỏa thuận vấn đề này trong hợp đồng sẽ bị phạt theo quy định.

Quy định về cấp sổ đỏ trong kinh doanh bất động sản

Theo quy định của luật buôn bán bất động sản hiện nay thì: Nếu như bên mua, thuê mua chưa được cấp sổ đỏ thì bên bán, bên cho thuê mua không được thu quá 95% giá trị hợp đồng. 5% giá trị còn lại chủ đầu tư chỉ được thanh toán đủ khi bên mua, thuê mua nhận được giấy chứng nhận QSDĐ.

Thêm vào đó, khoản 4 Điều 13 Luật kinh doanh bất động sản mới nhất 2014 có hiệu lực từ năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 và 2020 hiện nay thì: Chủ đầu tư trong vòng 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà, công trình xây dựng phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất cho bên mua, thuê mua.

Nếu trường hợp chủ đầu tư không làm thủ tục cấp sổ đỏ đúng quy định cho bên mua, thuê mua hoặc không cung cấp hồ sơ, giấy tờ pháp lý liên quan thì sẽ bị phạt từ 250 triệu - 300 triệu đồng nếu vi phạm các quy định sau:

  • Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án không đúng thủ tục, không đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của pháp luật, chưa có giấy chứng nhận QSDĐ, đang có tranh chấp quyền sử dụng đất, kê biên đảm bảo thi hành án

  • Bàn giao nhà, công trình cho khách hàng nhưng chưa hoàn thành việc xây dựng theo tiến độ đã phê duyệt, chưa đảm bảo kết nối với hệ tầng chung của khu vực, chưa hoàn thiện mặt ngoài công trình, hoặc chưa được hoàn thành nghiệm thu công trình nhà ở, hạ tầng xã hội đưa vào sử dụng.

Quy định diện tích tối thiểu nhà ở xã hội đưa vào kinh doanh

Theo quy định của luật kinh doanh bất động sản 2020 hiện hành và Thông tư 20/2016/TT-BXD có quy định về nhà ở xã hội do cá nhân, tổ chức xây dựng để bán, cho thuê nếu là chung cư thì diện tích tối thiểu phải đạt là 25m2 gồm cả khu vệ sinh. Đồng thời, luật kinh doanh nhà ở bất động sản quy định nếu là phòng ở của NƠXH thì phải đảm bảo:

  • Diện tích phòng ở không được nhỏ hơn 10m2;

  • Diện tích sử dụng bình quân không nhỏ hơn 5m2/người

  • Nếu xây liền kề, thấp tầng bán, cho thuê thì phải xây khép kín, nếu cho thuê không bán thì có thể xây khu vệ sinh chung nhưng phải riêng nam, nữ.

Như vậy, so với luật kinh doanh bất động sản 2006 thì việc công nhận loại hình nhà ở chung cư nhỏ từ 25m2 để bán hoặc cho thuê đã được khuyến khích, xác lập.

Bộ luật kinh doanh bất động sản được ban hành năm 2014 và đã nhiều lần điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong mua bán, chuyển nhượng, kinh doanh dịch vụ bất động sản… 

Phải có chứng thư bảo lãnh nếu là căn hộ hình thành trong tương lai

Các dự án căn hộ chung cư cần phải được tổ chức tín dụng bảo lãnh bán, cho thuê nhà ở hoàn thành trong tương lai. Theo điều 56 Luật kinh doanh bất động sản quy định, những chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán hoặc cho thuê mua nhà ở, hình thành trong tương lai sẽ phải được tổ chức tài chính, hoặc tổ chức tín dụng được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, thực hiện bảo lãnh việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Điều này để tránh tình trạng nhiều chủ đầu tư trước đây “bỏ con giữa chợ”, không hoàn thành đúng trách nhiệm.

Cá nhân, tổ chức có vốn điều lệ từ 20 tỷ đồng mới được kinh doanh BDS

Với loại hàng hóa có giá trị cao như bất động sản, chủ đầu tư cũng cần nhiều vốn hơn để đảm bảo việc kinh doanh, xoay vòng vốn ổn định. Để tiến hành hoạt động kinh doanh bất động sản, chủ đầu tư phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã với mức vốn pháp định không thấp hơn 20 tỷ đồng.

Đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế đầy đủ. Chủ đầu tư kinh doanh bất động sản không thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định, có thể bị phạt tiền với mức phạt từ 50 triệu – 60 triệu đồng theo quy định tại Điều 57 Nghị định 139/2017/NĐ-CP. 

Chung cư phải xây dựng xong móng mới được phép ký HĐMB

  • Trường hợp bán nhà ở hình thành trong tương lai thì chủ đầu tư dự án chỉ được phép ký hợp đồng mua bán nhà ở khi có đủ 4 điều kiện sau đây:

  • Đã có hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở, có thiết kế kỹ thuật nhà ở được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và có Giấy phép xây dựng (nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng); đã giải chấp đối với trường hợp có thế chấp nhà ở.

  • Đối với nhà chung cư thì đã hoàn thành việc xây dựng xong phần móng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

  • Có hợp đồng bảo đảm giao dịch nhà ở ký với tổ chức tài chính hoặc ngân hàng thương mại theo quy định tại Điều 118 của Luật này.

  • Đã có văn bản báo cáo và được cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở chấp thuận cho phép kinh doanh bán nhà ở đó. 

Chủ đầu tư không được thu tiền vượt quá 95% khi chưa cấp sổ giấy chứng nhận quyền sở hữu

Đối với trường hợp mua bán nhà ở được xây dựng theo dự án thì chủ đầu tư chỉ được nhận tiền mua nhà trả trước của khách hàng theo tiến độ xây dựng nhưng không được vượt quá 70% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi bàn giao nhà ở cho người mua và không được vượt quá 95% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi người mua được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó. 

Trường hợp chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì chỉ được ứng trước tiền mua nhà ở của khách hàng không vượt quá 50% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi bàn giao nhà ở và không vượt quá 95% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi người mua được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

Bài viết trên đây cập nhật một số quy định quan trọng trong luật kinh doanh bất động sản. Hy vọng sẽ mang lại những thông tin bổ ích cho những ai đang hoạt động trong lĩnh vực này. 


 

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng đảm bảo rằng thông tin trong bài viết này là chính xác và đáng tin cậy khi được đăng tải, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không nên dựa vào thông tin trong bài viết này để đưa ra quyết định về tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc vấn đề pháp lý. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào dựa trên thông tin trong bài viết này.