Trương Gia Bình | Tiểu Sử & Sự Nghiệp Chủ Tịch FPT
Ông Trương Gia Bình được mọi người biết đến với vai trò là Chủ tịch của Tập đoàn FPT. Ông là người sáng lập ra đế chế công nghệ, truyền thông hàng đầu nước ta - FPT. Chính ông cũng là người dẫn dắt Tập đoàn FPT phát triển như hôm nay. Hãy cùng bài biết dưới đây tìm hiểu thêm những thông tin tiểu sử, con đường sự nghiệp của doanh nhân Trương Gia Bình nhé!
Trương Gia Bình là ai?
Đôi nét tiểu sử về ông Trương Gia Bình
Trương Gia Bình là ai? Ông sinh ngày 19 tháng 5 năm 1956 tại Nghệ An, quê quán là ở Điện Phong, Điện Bàn, Quảng Nam - Đà Nẵng.
Ông chính là con trai của bác sĩ nổi tiếng Trương Gia Thọ.
Hiện, ông Trương Gia Bình đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT. Ngoài ra, ông còn là Tiến sĩ Toán lý tại Nga năm 1982 và được nhà nước phong hàm Phó giáo sư năm 1991.
Trước khi khởi nghiệp kinh doanh, ông Trương Gia Bình luôn gắn chặt với việc học và nghiên cứu khoa học. Khi qua nước ngoài du học, ông Trương Gia Bình vẫn chọn con đường nghiên cứu khoa học.
Đến năm 30 tuổi, ông Trương Gia Bình bắt đầu con đường khởi nghiệp kinh doanh. Phong cách kinh doanh của ông mang cái “chất” của người trí thức điển hình. Vì thế, con đường sự nghiệp của ông cũng có phần khó khăn hơn những doanh nhân khác.
Quá trình học tập của doanh nhân Trương Gia Bình
Ông Trương Gia Bình được sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức, có ba là vị bác sĩ nổi tiếng. Ông từng là học sinh chuyên toán trường Chu Văn An Hà Nội.
Ông đã tốt nghiệp khoa Toán cơ, Đại học Tổng hợp Moscow vào năm 1979.
Năm 1982, nhận bằng Tiến sĩ Toán Lý - Đại học Tổng hợp Lomonosov, Liên Bang Nga.
Đồng thời bảo vệ thành công luận án PTS tại Đại học Tổng hợp Moscow năm 1983.
Năm 1991, ông Trương Gia Bình được phong hàm Phó Giáo Sư tại Việt Nam.

Con đường sự nghiệp của Trương Gia Bình
Hành trình từ Tiến sĩ Toán học đến doanh nhân thành đạt
Sau khi nhận bằng Tiến sĩ Toán Lý tại Nga, ông Trương Gia Bình trở về Việt Nam và tiếp tục nghiên cứu tại Viện khoa học Việt Nam.
Tuổi trẻ của ông Trương Gia Bình gắn liền với việc học tập và nghiên cứu khoa học, cho đến năm 1988 ông mới bắt đầu lập nghiệp.
Năm 1988, ông thành lập Công ty Công nghệ Thực phẩm cùng với các kỹ sư và nhà khoa học khác. Trong đó có tiến sĩ Nguyễn Thành Nam với số tiền vay mượn từ GS Vũ Đình Cự. Công ty của ông kinh doanh rất nhiều lĩnh vực như: thức ăn cho heo, buôn ô tô, sắt thép…
Đến năm 1995, nhận thấy tiềm năng của lĩnh vực tin học, ông Trương Gia Bình đã chuyển sang đầu tư phát triển lĩnh vực công nghệ - viễn thông. Vào năm 2002, công ty đổi tên thành Công ty CP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT.
Đây có lẽ là một quyết định mang tính lịch sử của ông Bình, ông từ một nhà nghiên cứu khoa học đã chuyển sang kinh doanh.
Ông từng chia sẻ rằng: “Bởi cuộc sống của một nhà khoa học thời điểm đó rất khó khăn, chính bản thân cảm thấy rằng những nghiên cứu đó không giúp được gì cho đất nước mình”.

Quá trình đưa FPT thành đế chế công nghệ viễn thông hàng đầu Việt Nam
Ông Trương Gia Bình đảm nhận trọng trách dẫn dắt Tập đoàn FPT phát triển. Vậy nên, ông luôn dành nhiều thời gian để tìm tòi và nghiên cứu để có thể quản lý công ty theo hướng phù hợp nhất.
Sau 10 năm thành lập, FPT đã nhận được Huân Chương Lao động hạng 2. Đây là thành tích có được nhờ sự cố gắng và nỗ lực không ngừng của ông Trương Gia Bình và các cộng sự trong công ty.
Ông Trương Gia Bình tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 1999, FPT chuyển sang toàn cầu hóa với việc tham gia xuất khẩu phần mềm.
Vào ngày 12/09/2017, FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác với nhà đầu tư lớn thứ 3 trên thế giới về công nghệ, viễn thông và linh kiện Synnex Technology International Corporation.
Nhờ sự lãnh đạo tài giỏi của Trương Gia Bình, kết quả kinh doanh của Tập đoàn trong 10 tháng đầu 2019 đã tăng trưởng 19,8% và 26,5% doanh thu và lợi nhuận trước thuế so với cùng kỳ năm trước.
Trước khi tấn công sang thị trường Nhật Bản, ông đã gặp khó khăn và thất bại tại thị trường Ấn Độ và Singapore. Khi sang thị trường Nhật Bản, FPT dần đã chiếm được trái tim của thị trường này. Đặc biệt, cựu CEO của Hitachi đã đồng ý trở thành CEO cho FPT Software tại Nhật.
Nhờ sự dẫn dắt của ông Trương Gia Bình, FPT đã không ngừng phát triển lớn mạnh. Hiện nay Tập đoàn FPT đã có 6 công ty con và 4 công ty liên kết “phủ sóng” tại 45 quốc gia trên thế giới.

Tư duy kinh doanh khác biệt của ông Trương Gia Bình
Để đạt được thành công như hiện tại, ông Trương Gia Bình FPT chia sẻ về bài học kinh doanh của chính bản thân mình như sau:
“Càng kinh qua nhiều thất bại, cơ hội thành công càng cao. Muốn ra biển lớn cần có sự liều lĩnh, ý chí và quyết tâm xông pha của lãnh đạo, Có lẽ đối với thế hệ trẻ ngày nay, thành công luôn đi đôi với khó khăn, thử thách và cả thất bại, tuy nhiên nếu không bước qua thất bại thì sao thấy được thành công”.
Ông cho rằng cần cố gắng biến những khó khăn thành lợi thế, cần có sự nhạy bén, cảm nhận được sự thay đổi để chuẩn bị những phương án tốt tận dụng sự thay đổi đó.
Ông Trương Gia Bình dành lời khuyên cho giới trẻ là: “Sự kiên trì, bền bỉ, lao vào làm không ngại mệt mỏi là yếu tố mang lại thành công cho các startup”. Ông cũng cho rằng thời buổi nền kinh tế khó khăn như hiện nay thì các hình thức kinh doanh sáng tạo, khác biệt mới có thể thành công được.

CEO Tập đoàn FPT - Trương Gia Bình nhận giải doanh nhân xuất sắc
Vào ngày 12/10/2022, ông Trương Gia Bình Chủ tịch tập đoàn FPT đã nhận danh hiệu Doanh nhân xuất sắc tại Chương trình Thương hiệu mạnh Việt Nam.
Ông Trương Gia Bình là một trong 8 cái tên được vinh danh tại Lễ Công bố và vinh danh Doanh nhân xuất sắc và Thương hiệu mạnh Việt Nam 2022. Đây là giải thưởng dành cho những người đứng đầu doanh nghiệp với tư duy quản lý nhạy bén, giúp đơn vị tăng trưởng ổn định trong khoảng thời gian qua.
Đồng thời, Tập đoàn FPT cũng được vinh danh trong top 10 thương hiệu xuất sắc. Giải thưởng được trao tặng dựa trên sự đánh giá của các chuyên gia kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành, đại diện các hiệp hội ngành hàng…
Trong 3 năm qua, dịch Covid - 19 khiến cho nhiều doanh nghiệp điêu đứng, FPT cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng ông đã biến khó khăn thành lợi thế, FPT đã có được những hợp đồng hàng chục triệu USD đảm bảo hoạt động thông suốt của hàng nghìn dự án, giữ được tốc độ tăng trưởng và phát triển ổn định.

Khối tài sản đáng ngưỡng mộ của doanh nhân Trương Gia Bình
Vào ngày 13 tháng 12 năm 2006, FPT gia nhập sàn chứng khoán Việt Nam. Chỉ sau nửa tháng, cổ phiếu của công ty này đã tăng gấp rưỡi và đạt mức kỷ lục lên tới 460.000 đồng/cổ phiếu. Nhờ sự tăng mạnh của cổ phiếu, Tập đoàn đã xuất hiện nhiều tỷ phú, trong đó có tỷ phú Trương Gia Bình.
Năm 2005, ông Trương Gia Bình đã sở hữu tổng khối tài sản là 2400 tỷ đồng khi ông giữ chức Chủ tịch và Tổng giám đốc của FPT. Ở thời điểm đó, ông là người giàu nhất FPT đồng thời cũng là người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Năm 2019, FPT lại tăng mạnh giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Vậy nên, giá trị tài sản cá nhân của ông Bình đã được nâng lên.
Ngoài nắm giữ hơn 43 triệu cổ phiếu FPT ước tính 2516 tỷ đồng, ông Trương Gia Bình còn nắm giữ gần 1,2 triệu cổ phiếu ngân hàng TMCP Tiên Phong nâng tổng giá trị tài sản của ông lên 2800 tỷ đồng.
Nhờ sự dẫn dắt của ông Trương Gia Bình đã giúp FPT phát triển như ngày hôm nay.

Qua bài viết trên, mong rằng đã cho bạn hiểu hơn về doanh nhân Trương Gia Bình. Có thể thấy rằng để có được thành công như hiện tại, ông Trương Gia Bình phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả. Nhưng bằng nỗ lực, sự nghiên cứu, tìm tòi không ngừng, ông đã đưa FPT trở thành đế chế Công nghệ, truyền thông hàng đầu nước ta. Hãy theo dõi website batdongsanonline.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin nhé!
* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng đảm bảo rằng thông tin trong bài viết này là chính xác và đáng tin cậy khi được đăng tải, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không nên dựa vào thông tin trong bài viết này để đưa ra quyết định về tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc vấn đề pháp lý. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào dựa trên thông tin trong bài viết này.