Mẫu Hợp Đồng Sửa Chữa Nhà Năm 2024 Và Lưu Ý Cần Nhớ

Thúy Nga |

Sửa chữa nhà ở là hoạt động cần được thực hiện bởi đội ngũ có chuyên môn và kinh nghiệm thì mới đảm bảo an toàn. Việc lập hợp đồng sửa chữa nhà với bên cung cấp dịch vụ là cần thiết để giúp công việc diễn ra thuận lợi theo đúng yêu cầu của các bên. Đồng thời cũng là văn bản làm chứng nếu chẳng may xảy ra sự cố cần pháp luật can thiệp.

Hợp đồng sửa chữa nhà là gì?

Hợp đồng sửa chữa nhà được xếp vào loại hợp đồng dân sự với ý nghĩa là sự thoả thuận giữa các bên về việc thực hiện sửa chữa nhà ở. Trong đó bên sửa chữa nhà sẽ thực hiện các công việc theo yêu cầu của bên cần sửa nhà. Sau khi nghiệm thu công trình sẽ được nhận thù lao tương ứng với khối lượng công việc hoặc theo thoả thuận.

Mẫu chung của hợp đồng sửa chữa nhà ở hiện nay chưa được pháp luật quy định rõ ràng. Vì thế bạn hoàn toàn có thể tự soạn thảo hợp đồng hoặc tải mẫu hợp đồng có sẵn về và sửa lại các điều khoản bên trong cho phù hợp với tình hình thực tế.

Hợp đồng sửa chữa nhà được thiết lập khi bạn có nhu cầu cần sửa chữa nhà ở (Nguồn: Internet)
Hợp đồng sửa chữa nhà được thiết lập khi bạn có nhu cầu cần sửa chữa nhà ở (Nguồn: Internet)

Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở tham khảo năm 2024

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----------------

HỢP ĐỒNG SỬA CHỮA NHÀ Ở

(Số: ……………./HĐSCNO)

Hôm nay, ngày …………. tháng …………. năm …………….., tại …………...

Chúng tôi gồm có:

BÊN CHỦ NHÀ (BÊN A): ………………………………

a) Trường hợp là cá nhân:

Ông/bà: ……………CMND số: …….…… Ngày cấp …….. Nơi cấp …………

Địa chỉ: …………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………….........

Là chủ sở hữu nhà ở: ……………………………………..

BÊN NHẬN KHOÁN (BÊN B): ……………………………........

Địa chỉ: ………………………………………………..........

Điện thoại: …………………………………….................

Do ông (bà): ……………..…Chức vụ: …………………làm đại diện.

Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng với những nội dung sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐẶT KHOÁN

Bên A đặt khoán cho bên B những công việc sửa chữa căn nhà số ………………………

theo hồ sơ được chính quyền cho phép (nếu có) bảo đảm các yêu cầu sau:

- Nền móng phải đảm bảo: ………………………………..............

- Vách nhà phải bảo đảm: …………………………………………….....

- Địa điểm và quy cách phần bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh phải bảo đảm: ……………………………….......................................................

- Yêu cầu về các lầu nhà (nếu có): …………………………….................

- Yêu cầu về trần nhà, mái nhà: ………………………………….............

- Yêu cầu về cổng, cửa chính nhà, cửa hậu nhà: ………………….........

- Yêu cầu về quét vôi, quét sơn: ……………………………………........

- Các yêu cầu đặc biệt khác cho căn nhà: …………..........................

ĐIỀU 2: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ TIỀN VỐN ỨNG TRƯỚC

a) Phần nguyên vật liệu bên A cung ứng gồm: ……………...............

b) Phần nguyên vật liệu bên B cung ứng gồm: …………………..............

c) Chủ nhà ứng trước số tiền mua nguyên vật liệu là ……………………… đồng.

d) Các bên phải chịu mọi trách nhiệm về chất lượng, số lượng và mọi hậu quả do nguyên vật liệu mình cung ứng.

ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN B

3.1 Tự tổ chức mọi công việc sau khi đã nhận khoán, bảo đảm thời hạn khoán, chất lượng và kỹ thuật xây dựng, sửa chữa nhà theo yêu cầu cụ thể của bên A.

3.2. Bảo quản và sử dụng tiết kiệm các nguyên vật liệu trong thời gian làm việc. Hư hỏng phương tiện hoặc mất mát nguyên vật liệu bên B phải chịu trách nhiệm (nếu bên A ở tại chổ và nhận trách nhiệm bảo quản nguyên vật liệu, công cụ lao động ngoài giờ làm việc thì mất mát vào thời gian nào trách nhiệm thuộc bên đó).

3.3. Khi kết quả công việc chưa bàn giao cho bên A thì bên B phải chịu mọi rủi ro xảy ra, trừ trường hợp bất khả kháng.

3.4. Phải sửa chữa kịp thời những sai sót khi bên A phát hiện mà không được tính thêm tiền công.

ĐIỀU 4: TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN A

4.1. Cung ứng đầy đủ các điều kiện vật chất, nguyên vật liệu, giấy tờ pháp lý, tài liệu, họa đồ …. cho bên B đúng với thỏa thuận.

4.2. Chuẩn bị chổ ở cho ………. người bên B, lo ăn ngày ……. bữa cơm cho ….. người thợ (nếu bên B có yêu cầu).

4.3. Bên đặt khoán phải chịu trách nhiệm trước chính quyền khi kiểm tra các thủ tục pháp lý về xây dựng, sửa chữa phải bồi thường hợp đồng cho bên B khi bị chính quyền đình chỉ công việc.

ĐIỀU 5: THỜI HẠN HỢP ĐỒNG VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

Thời gian sửa chữa căn nhà dự kiến hoàn thành trong thời gian không quá ……….…. ngày (hoặc tháng).

Bên đặt khoán sẽ thanh toán trên cơ sở tiến độ việc.

- Đợt 1: Sau khi ký hợp đồng ……… % giá trị tổng công thợ.

- Đợt 2: Sau khi hoàn thành ……….% căn nhà sẽ thanh toán ………. % giá trị ……. tổng công thợ.

- Đợt cuối sau khi nhận bàn giao toàn bộ việc khoán và quyết toán công nợ.

ĐIỀU 6: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Các bên cam kết cùng nhau thực hiện hợp đồng. Nếu trong quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc các bên sẽ trao đổi trên tinh thần hợp tác, trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì việc tranh chấp sẽ được phán quyết bởi tòa án.

Hợp đồng được lập thành ………. (………..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.

     ĐẠI DIỆN BÊN A                                                  ĐẠI DIỆN BÊN B

 (Ký tên, đóng dấu)                                                (Ký tên, đóng dấu)

Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà mới nhất (Nguồn: Internet)
Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà mới nhất (Nguồn: Internet)

Khi lập hợp đồng sửa chữa nhà ở cần lưu ý gì?

Sửa chữa nhà ở là công việc nặng cầm thời gian và bỏ ra nhiều công sức. Trong quá trình lập hợp đồng giao kết với bên cung cấp dịch vụ, cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Nêu rõ thông tin các bên: họ tên chủ nhà, người đại diện, địa chỉ thường trú, số CCCD
  • Thông tin của bên cung cấp dịch vụ sửa chữa nhà bao gồm: tên đơn vị, người đại diện, địa chỉ, mã số doanh nghiệp, thông tin liên hệ…
  • Phương thức thanh toán sau khi hoàn thành công việc: hình thức chuyển khoản hay tiền mặt, thời gian thanh toán khi nào.
  • Chất lượng và yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sửa chữa
  • Thông tin về thời gian nghiệm thu công trình, đánh giá công việc đã hoàn thành đúng với yêu cầu hay chưa.
  • Quyền và nghĩa vụ các bên.
  • Chi phí phát sinh trong quá trình sửa chữa nhà ở được tính thế nào, ghi cụ thể trong hợp đồng.
  • Hợp đồng phải có đầy đủ chữ ký của các bên thì mới có hiệu lực về mặt pháp lý.
Cần ghi đầy đủ thông tin và điều khoản vào hợp đồng (Nguồn: Internet)
Cần ghi đầy đủ thông tin và điều khoản vào hợp đồng (Nguồn: Internet)

Sửa chữa nhà ở khi chưa được cấp phép có bị phạt không?

Vấn đề xử lý vi phạm về trật tự xây dựng được quy định rõ tài Điều 16 nghị định 16/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về trật tự xây dựng

1. Xử phạt hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc công trình xây dựng khác;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

...

7. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

c) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

...

15. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc che chắn theo quy định và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường (nếu có) với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép xây dựng hoặc buộc công khai giấy phép xây dựng theo quy định với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.

Sửa chữa nhà ở không giấy phép sẽ bị phạt theo quy định pháp luật (Nguồn: Internet)
Sửa chữa nhà ở không giấy phép sẽ bị phạt theo quy định pháp luật (Nguồn: Internet)

Theo đó việc sửa chữa nhà ở khi không có giấy phép sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Theo đó mức phạt có thể từ 60 - 100 triệu đồng tuỳ vào trường hợp không có giấy phép là nhà ở riêng lẻ hay nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hoá hoặc công trình xây dựng khác.

Trên đây Batdongsanonline.vn đã gửi đến quý bạn đọc thông tin về mẫu hợp đồng sửa chữa nhà mới nhất năm 2024. Để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm cho các bên có liên quan thì lập hợp đồng là điều nên làm khi muốn sửa chữa nhà ở.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng đảm bảo rằng thông tin trong bài viết này là chính xác và đáng tin cậy khi được đăng tải, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không nên dựa vào thông tin trong bài viết này để đưa ra quyết định về tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc vấn đề pháp lý. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào dựa trên thông tin trong bài viết này.