Bản đồ Hà Tĩnh & thông tin quy hoạch mới nhất 2024
Bài viết cung cấp những thông tin về bản đồ Hà Tĩnh quy hoạch mới nhất trong lĩnh vực giao thông, hành chính, du lịch và định hướng phát triển. Giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về địa phương này cũng như tiềm năng phát triển về lâu dài của thị trường bất động sản.
Quy hoạch mới nhất về bản đồ Hà Tĩnh năm 2024
Nhìn trên bản đồ hành chính có thể thấy, tỉnh Hà Tĩnh nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ với đa dạng địa hình khác nhau, bao gồm: Vùng núi cao, vùng trung du, bán sơn địa, vùng đồng bằng và ven biển. Đặc trưng khí hậu của Hà Tĩnh là nhiệt đới điển hình của miền Nam và có mùa đông lạnh của miền Bắc; vì thế khí hậu nơi đây rất khắc nghiệt.
- Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An.
- phía nam giáp tỉnh Quảng Bình.
- phía tây giáp hai tỉnh Borikhamxay và Khammouan của Lào.
- Phía Đông giáp Biển Đông (Vịnh Bắc Bộ).
Tổng quan về tỉnh Hà Tĩnh
Tên đơn vị: |
Tỉnh Hà Tĩnh |
Khu vực: |
Bắc Trung Bộ |
Tỉnh lỵ: |
Thành phố Hà Tĩnh |
Phân chia hành chính: |
1 thành phố, 2 thị xã, 10 huyện |
Dân số: |
1.288.866 người |
Dân tộc |
31 dân tộc, chủ yếu là Kinh, Thái, Lào, Mường |
Diện tích: |
5.990,7 km² |
Mật độ dân số: |
215 người/km² |
Biển số xe: |
38 |
Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh
Tỉnh Hà Tĩnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 10 huyện với 216 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 21 phường, 13 thị trấn, và 182 xã. Cụ thể như sau:
- 1 thành phố: TP Hà Tĩnh
- 2 thị xã: thị xã Hồng Lĩnh, thị xã Kỳ Anh
- 10 huyện: Huyện Cẩm Xuyên, huyện Can Lộc, huyện Đức Thọ, huyện Hương Khê, huyện Hương Sơn, huyện Lộc Hà, huyện Nghi Xuân, huyện Thạch Hà, huyện Vũ Quang, huyện Kỳ Anh.
Bản đồ Hà Nam về quy hoạch hệ thống giao thông
Hà Tĩnh sở hữu hệ thống giao thông hoàn thiện với đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều quy hoạch về cải tạo, nâng cấp giao thông giúp Hà Tĩnh dễ dàng kết nối với nhiều tỉnh thành khác.
- Đường bộ: tuyến quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 8A, quốc lộ 12C… Cải tạo và nâng cấp để đảm 100% đường quốc lộ, đường liên tỉnh và đường nông thôn được bê tông hoá hoặc nhựa hoá.
- Đường sắt: Nổi bật với đường sắt Bắc – Nam đi qua với chiều dài 70km. Đề án xây dựng mới tuyến đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ, tuyến đường sắt Thạch Khê - Vũng Áng.
- Đường thuỷ: Sở hữu 137km đường bờ biển với nhiều cảng và cửa sông lớn giúp vận chuyển hàng hóa, giao thương giữa nhiều khu vực với nhau để phát triển kinh tế.
Tỉnh Hà Tĩnh với hạ tầng du lịch
Hà Tĩnh sở hữu nhiều địa danh du lịch hấp dẫn từ khu sinh thái, du lịch biển cho đến các khu du lịch văn hoá tâm linh. Mỗi năm tỉnh thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước, nhất là vào mùa hè. Cụ thể:
- Vùng sinh thái kết nối khu bảo tồn thiên nhiên huyện Vũ Quang, hồ Ngàn Trươi, Cẩm Trang, Kẻ Gỗ, Bộc Nguyên, suối nước nóng Sơn Kim, kinh tế Cầu Treo
- Du lịch biển: Biển Thiên Cầm – Kỳ Ninh, kết nối các vùng Thiên Cầm, Kỳ Xuân, Kỳ Ninh, Đèo Con, Thạch Bằng, Xuân Liên, Xuân Thành
- Khu du lịch văn hóa tâm linh gắn liền các di tích lịch sử, cách mạng, địa danh lịch sử, danh nhân văn hóa như Ngã Ba Đồng Lộc, Đền bà Nguyễn Thị Bích Châu, Chùa Hương, Khu du lịch Nguyễn Du, Hải Thượng…
Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh định hướng 2021 - 2030
Theo định hướng quy hoạch toàn tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ bao gồm phát triển kinh tế, xã hội, đô thị… Cụ thể:
4 ngành kinh tế trọng điểm: Nông lâm nghiệp, thủy sản; Công nghiệp luyện thép, chế tạo sau thép, sản xuất điện; Dịch vụ logistics; Du lịch
3 trung tâm đô thị: TP Hà Tĩnh là hạt nhân kết nối các đô thị vệ tinh: thị trấn Thạch Hà, Thị trấn Cẩm Xuyên và thị trấn Lộc Hà.
- Trung tâm đô thị phía Bắc là thị xã Hồng Lĩnh gắn với các thị trấn Tiên Điền, Xuân An, đô thị mới Nghi Xuân, vùng phụ cận.
- Trung tâm đô thị phía Nam với hạt nhân là thị xã Kỳ Anh, gắn với khu kinh tế Vũng Áng
3 hành lang kinh tế:
- Hành lang kinh tế trung du, miền núi phía Tây gắn với đường Hồ Chí Minh
- Hành lang kinh tế đồng bằng ven biển, quốc lộ 1, cao tốc Bắc Nam và quốc lộ ven biển
- Hành lang kinh tế dọc quốc lộ 8, từ thị xã Hồng Lĩnh đến khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
Tiềm năng về thị trường BĐS của tỉnh Hà Tĩnh
Lợi thế về vị trí, hạ tầng giao thông cũng như các chính sách mở cửa đã giúp thị trường mua bán nhà đất Hà Tĩnh có sự khởi sắc. Nơi đây được đánh giá là vùng đất mới thu hút mọi nhà đầu tư đến đầu tư kinh doanh lâu dài. Không chỉ vậy Hà Tĩnh còn là điểm giao giữa 2 nền kinh tế lớn của cả nước và nằm trong hành lang phát triển kinh tế Đông – Tây của tiểu vùng sông MeKong.
Lợi thế về du lịch của Hà Tĩnh cũng là điều đáng để nhắc đến. Với 137km đường bờ biển, nơi đây có nhiều bãi biển hấp dẫn như Thiên Cầm, Xuân Hải… cùng nhiều danh thắng nổi tiếng. Yếu tố này giúp thúc đẩy dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng với các sản phẩm resort, khách sạn, nhà hàng…
Sự phát triển đồng bộ về kinh tế, du lịch, văn hoá xã hội đã giúp cho bất động sản Hà Tĩnh trở thành tâm điểm mà mọi nhà đầu tư hướng đến. Thực tế Hà Tĩnh đã chào đón rất nhiều CĐT uy tín như: Vingroup, FLC… cho thấy được đây là thị trường BĐS đầy tiềm năng. Trong năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có quyết định cho phép Công ty cổ phần Tập đoàn Onsen Fuji thực hiện dự án khu du lịch biển cao cấp Wyndham Costa Hà Tĩnh, Công ty CP Tập đoàn Ecopark cũng đề xuất phát triển dự án mới; khẳng định nơi đây là mảnh đất vàng đang rất được quan tâm.
Trái ngược với các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng… với quỹ đất ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, cơ hội phát triển và bứt phá là không còn, thì dư địa của Hà Tĩnh vẫn còn rất nhiều để khai thác.
Bài viết trên đây của Bất động sản online đã giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ về bản đồ Hà Tĩnh cũng như thị trường bất động sản của tỉnh có những lợi thế gì. Chúc các nhà đầu tư đưa ra được những quyết định chính xác nhất.