Bản đồ Sơn La & thông tin quy hoạch mới nhất 2024
Là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam với khung cảnh hoang sơ và điều kiện tự nhiên thích hợp phát triển du lịch, Sơn La được đánh giá rất cao về thị trường bất động sản những năm gần đây. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về bản đồ Sơn La và tiềm năng bất động sản mới nhất, hãy cùng theo dõi!
Bản đồ Sơn La và quy hoạch các thông tin chi tiết
Tuy là một tỉnh miền núi, thế nhưng Sơn La lại có tới 2 cao nguyên rộng cùng địa hình tương đối bằng phẳng. Độ cao địa hình trung bình của tỉnh chỉ từ 600 – 700m so với mực nước biển. Cách Hà Nội khoảng 320km theo trục quốc lộ 6, Sơn La có địa giới hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Lai Châu.
- Phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình.
- Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên.
- Phía Nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh (Lào).
Tổng quan về tỉnh Sơn La
Tên đơn vị: |
Tỉnh Sơn La |
Khu vực: |
Tây Bắc Bộ |
Tỉnh lỵ: |
Thành phố Sơn La |
Phân chia hành chính: |
1 thành phố, 11 huyện |
Dân số: |
1.248.415 người |
Dân tộc |
Thái, Kinh, H'Mông, Mường, Dao, Khơ Mú |
Diện tích: |
14.123,5 km² |
Mật độ dân số: |
88 người/km² |
Biển số xe: |
26 |
Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La
Tỉnh Sơn La có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 11 huyện với 204 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 7 phường, 9 thị trấn và 188 xã. Cụ thể được thể hiện trên bản đồ hành chính của tỉnh như sau:
- 1 Thành phố: TP Sơn La
- 11 huyện: huyện Bắc Yên, huyện Mai Sơn, huyện Mộc Châu, huyện Mường La, huyện Phù Yên, huyện Quỳnh Nhai, huyện Sông Mã, huyện Sốp Cộp, huyện Thuận Châu, huyện Vân Hồ, huyện Yên Châu.
Phân tích hạ tầng giao thông tỉnh Sơn La
Cũng như những tỉnh miền núi phía Bắc khác, hạ tầng giao thông Sơn La còn nhiều thiếu sót và không thực sự phát triển. Vì thế những năm gần đây tỉnh đang cố gắng phát triển, xây dựng và cải tạo lại hạ tầng giao thông nhằm thu hút vốn đầu tư. Cụ thể:
- Đường bộ: Toàn tỉnh có 4 tuyến đường bộ của Việt Nam: Quốc lộ 6 (AH13) mở rộng, Quốc lộ 37, Quốc lộ 279, Quốc lộ 43, Quốc lộ 32B và đường tỉnh lộ, huyện lộ rẽ nhánh.
- Giao thông đường thuỷ: còn nhiều hạn chế, chủ yếu phát triển dọc sông Đà với cảng Tà Hộc thuộc huyện Mai Sơn.
- Đường hàng không: Sở hữu sân bay Nà Sản nhưng đã dừng khai thác từ năm 2004. Hiện nay sân bay Nà Sản đang được trùng tu và nâng cấp để trở thành sân bay nội địa cấp 4C theo quy định tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, dự kiến khai thác ban đầu khoảng 0,9 triệu lượt khách/năm.
Tìm hiểu về ngành du lịch tỉnh Sơn La
Là tỉnh có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống nên sở hữu nền văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi năm tại đây có rất nhiều lễ hội của từng dân tộc khác nhau như: Tết cơm mới của người Khơ Mú, Lễ hội hoa ban, Lễ cầu phúc của người Mường; Lễ hội Pang Cẩu Nỏ của dân tộc Khơ Mú, Xinh Mun; Lễ hội xên bản, cầu mưa của người Thái, Lễ mừng măng mọc của nhiều dân tộc vùng Tây Bắc...
Ngoài ra, tại Sơn La có khí hậu mát mẻ cùng nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo các “phượt thủ” như: Cao nguyên Mộc Châu, đèo Đá trắng, thác Dải Yếm, thung lũng mận Nà Ka, nhà tù Sơn La, danh thắng Yên Châu, suối nước nóng Bản Mòng, đồi chè Mộc Châu…
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP Sơn La
Quy hoạch sử dụng đất thành phố Sơn La đến năm 2030 xác định nhu cầu sử dụng đất cụ thể cho từng loại đất như sau:
- Đất nông nghiệp: 27.044,24 ha
- Đất phi nông nghiệp: 3.690,32 ha
- Đất chưa sử dụng: 1.558,63 ha
- Đất đô thị: 6.768,96 ha
- Đất Khu sản xuất nông nghiệp (Khu vực chuyên trồng lúa nước, khu chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm): 9.011,62 ha
- Đất Khu lâm nghiệp (khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất): 10.863,79 ha
- Đất phát triển công nghiệp: 68,16 ha.
Tiềm năng phát triển BĐS Sơn La đến từ đâu?
Thị trường mua bán đất Sơn La thực tế ảm đạm hơn rất nhiều so với khu vực ven đô bởi hạn chế về vị trí và giao thông. Bù lại, Sơn La sở hữu nhiều thắng cảnh đẹp, khí hậu mát lành thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Du lịch phát triển sẽ là tiền đề để bất động sản nghỉ dưỡng có cơ hội lên ngôi nhanh chóng.
Ngoài ra những năm gần đây các cấp lãnh đạo của Sơn La đang tích cực đổi mới, hoàn thiện và nâng cấp nhiều hạng mục giao thông như: Xây dựng cao tốc Hà Nội – Sơn La, nâng cấp cảng hàng không Nà Sản, xây dựng tuyến đường tránh TP Sơn La… Giao thông hoàn thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bất động sản phát triển.
Sở hữu địa hình chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đất đồi, thung lũng lòng chảo khiến quỹ đất tại Sơn La ngày càng trở nên khan hiếm. Với tốc độ tăng dân số bình quân 1,49%/năm, dự kiến khoảng 10 năm tới người dân Sơn La sẽ rơi vào tình trạng thiếu đất ở lâu dài. Đó là lý do vì sao nếu sở hữu bất động sản tại đây sớm sẽ giúp các nhà đầu tư thu về lợi nhuận rất khả quan.
Bản đồ Sơn La và những thông tin chi tiết về tình hình bất động sản đã được cập nhật chi tiết qua bài viết trên đây của Batdongsanonline. Các nhà đầu tư hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra những quyết định cuối cùng.