Bản đồ Thái Nguyên & thông tin quy hoạch mới nhất 2024
Bài viết cập nhật những thông tin mới nhất về bản đồ Thái Nguyên liên quan đến hạ tầng giao thông, du lịch, quy hoạch sử dụng đất của tỉnh. Từ đó giúp các nhà đầu tư có được những cái nhìn khách quan nhất về tình hình bất động sản nơi đây để đưa ra được những quyết định chính xác. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Những tin tức mới nhất về bản đồ Thái Nguyên
Thái Nguyên thuộc khu vực Đông Bắc Bộ và chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 75km. Tỉnh cũng là cửa ngõ tiếp nối khu vực trung du miền núi với Đồng bằng Bắc Bộ, vì thế được đánh giá rất cao về vị trí địa lý cũng như những lợi thế có được. Các hướng tiếp giáp của Thái Nguyên như sau:
- Hướng Bắc tiếp giáp tỉnh Bắc Kạn
- Hướng Tây tiếp giáp tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Tuyên Quang
- Hướng Đông tiếp giáp tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Bắc Giang
- Hướng Nam tiếp giáp thành phố Hà Nội
Tổng quan về tỉnh Thái Nguyên
Tên đơn vị: |
Tỉnh Thái Nguyên |
Khu vực: |
Đông Bắc Bộ |
Tỉnh lỵ: |
Thành phố Thái Nguyên |
Phân chia hành chính: |
3 thành phố, 6 huyện |
Dân số: |
1.307.871 người |
Dân tộc |
Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán chay, Dao |
Diện tích: |
3.536,4 km² |
Mật độ dân số: |
370 người/km² |
Biển số xe: |
20 |
Bản đồ Thái Nguyên về mặt hành chính
Dựa theo bản đồ hành chính của tỉnh được thể hiện phía trên, Thái Nguyên có 9 đơn vị cấp huyện trực thuộc, bao gồm 3 thành phố và 6 huyện với 178 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 41 phường, 9 thị trấn và 128 xã. Cụ thể như sau:
- 3 thành phố: TP Thái Nguyên; TP Sông Công; TP Phổ Yên
- 6 huyện: huyện Phú Bình, huyện Đồng Hỷ, huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa, huyện Đại Từ, huyện Phú Lương.
Thái Nguyên và thông tin mới nhất về hạ tầng giao thông
Hệ thống giao thông tỉnh Thái Nguyên từng bước được hoàn thiện và cơ bản hiện đại hoá mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ theo chiến lược phát triển giao thông vận tải quốc gia. Cụ thể:
- Đường bộ: Các tuyến nâng cấp cải tạo gồm có Quốc lộ 3, Quốc lộ 37, Quốc lộ 1B. Tiếp tục hoàn thành tuyến đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn. Các tuyến xây mới gồm tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Thái Nguyên; tuyến vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội đoạn Bắc Giang-Thái Nguyên- Vĩnh Phúc. Nâng cấp đường Tỉnh lộ 269 lên thành Quốc lộ 17 kết nối với tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
- Đường sắt: Nâng cấp cải tạo hai tuyến đường sắt hiện có là tuyến Hà Nội – Thái Nguyên và tuyến Kép – Lưu Xá. Xây mới tuyến đường sắt Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái để kết nối với tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai; tuyến đường sắt nội Vùng Hà Nội kết nối từ ga Bắc Hồng đến trung tâm thành phố Thái Nguyên.
- Đường thủy: Đầu tư mở rộng cụm cảng Đa Phúc theo quy hoạch được duyệt; Duy tu, nạo vét luồng lạch thường xuyên đạt tiêu chuẩn sông cấp III từ ngã ba sông Cầu, sông Công về đến các cảng trong cụm cảng Đa Phúc. Nâng cấp cảng Núi Cốc phục vụ du lịch.
Tìm hiểu về du lịch tỉnh Thái Nguyên
Sở hữu hơn 800 điểm đến là các di tích lịch sử, di tích danh thắng, khảo cổ học, tín ngưỡng… cùng nhiều lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân; Thái Nguyên đang là điểm đến hấp dẫn mọi du khách với khoảng 1 triệu du khách mỗi năm. Nếu có dịp được đến đây, bạn không nên bỏ lỡ những danh thắng đẹp của tỉnh như: khu du lịch Hồ Núi Cốc, bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, thác nước 7 tầng Khuôn Tát, hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, đền Đuổm…
Tầm nhìn phát triển tỉnh Thái Nguyên
Là tỉnh có vị trí chiến lược cùng địa hình đa dạng, vì thế định hướng phát triển của tỉnh phải được rõ ràng nhằm phát huy tối đa thế mạnh mà Thái Nguyên đang có sẵn, cụ thể:
- Phát triển các trung tâm văn hóa, nghệ thuật tiên tiến, hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc vùng Việt Bắc; Cung ứng các dịch vụ du lịch cho Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, Khu ATK Định Hóa,…;
- Phát triển thành trung tâm vận tải đa phương thức với vai trò là đầu mối giao thông quan trọng, nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ;
- Phát triển thương hiệu chè truyền thống kết hợp quảng bá hình ảnh đến bạn bè, du khách trong và ngoài nước. TP Thái Nguyên sẽ là điểm đến thu hút thương mại, tài chính quốc tế, phát triển du lịch, nông nghiệp sản xuất hàng hoá có giá trị…
- Kết hợp hài hoà giữa các khu vực có tính đồng nhất về chức năng (trung tâm chuyên ngành) với các khu vực hỗn hợp và các khu dân cư.
Thái Nguyên có thực sự là thị trường bất động sản tiềm năng?
Thị trường mua bán đất Thái Nguyên luôn là tâm điểm được nhiều nhà đầu tư để mắt đến trong vài năm trở lại đây. Lý do là bởi tỉnh sở hữu vị trí đắc địa gần với thủ đô, quỹ đất dồi dào, tiềm lực phát triển BĐS công nghiệp lớn, giao thông thuận tiện... Vậy có nên đầu tư vào BĐS Thái Nguyên?
Ngay từ năm đầu của giai đoạn mới 2021 - 2025, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo khảo sát, đề xuất, quyết định đầu tư nhiều dự án giao thông huyết mạch. Một số tuyến đường nổi bật đó là: tuyến đường Vành đai V; tuyến đường kết nối Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang; tuyến đường gom bên trái cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; đầu tư nâng cấp đường tỉnh ĐT 266, đường tỉnh ĐT 261 và hàng loạt công trình dự án giao thông nội thành, nội thị… với tổng vốn đầu tư khoảng 10 nghìn tỷ đồng. Những tuyến đường này sẽ tăng tính kết nối giao thương liên tỉnh, liên vùng, tạo đà khai thác tiềm năng, thế mạnh, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch...
Theo khảo sát, giá đất của Thái Nguyên hiện nay đang vào khoảng 40 – 50 triệu đồng/m2, ở khu vực trung tâm còn có thể tăng gấp 2 – 3 lần. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng Thái Nguyên có dư địa tăng cao và triển vọng tăng trưởng dài hạn. Bước sang năm 2024, khi nền kinh tế dần phục hồi và ổn định thì Thái Nguyên chính là thị trường đầy tiềm năng mà nhiều nhà đầu tư nên cân nhắc.
Trong những năm tới khi hạ tầng giao thông được hoàn thiện các tuyến đường quan trọng, giá bán nhà đất của tỉnh sẽ còn tăng lên hơn nữa. Đây chính là cơ hội đầu tư dài hạn cho mọi khách hàng đang có ý định kinh doanh bất động sản. Đừng quên cập nhật tin tức về bản đồ Thái Nguyên qua các bài viết của Batdongsanonline để có được những sự lựa chọn đầu tư phù hợp nhất.