Các quốc gia Đông Nam Á – Cập nhật bản đồ mới nhất 2024
Các quốc gia Đông Nam Á cập nhật năm 2024 gồm bao nhiêu nước? Dân số và diện tích như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được tất cả các thắc trên, hãy cùng theo dõi! Ngoài ra, bài viết còn cập nhật bản đồ chung của khu vực Đông Nam Á và của từng quốc gia riêng biệt.
Sơ lược về khu vực Đông Nam Á
Đông Nam Á trong tiếng Anh được gọi là Southeast Asia (viết tắt là SEA). Khu vực này là tiểu vùng địa lý thuộc phía đông nam của châu Á, bao gồm các khu vực phía nam của Trung Quốc, phía đông nam của tiểu lục địa Ấn Độ và phía tây bắc của Úc. Diện tích tự nhiên của Đông Nam Á là 4.545.792km2 với dân số 655.298.044 người. Các hướng tiếp giáp:
- Phía bắc giáp Đông Á
- Phía tây giáp Nam Á và vịnh Bengal
- Phía đông giáp Châu Đại Dương và Thái Bình Dương
- Phía nam giáp Australia và Ấn Độ Dương.
Trên bản đồ hành chính, các nước Đông Nam á được chia thành 2 khu vực, bao gồm:
- Các nước Đông Nam Á đại lục, còn được gọi là các nước Đông Dương, bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, và (Tây) Malaysia.
- Các nước Đông Nam Á biển, còn được gọi là các nước Đông Ấn, bao gồm: Indonesia, (Đông) Malaysia, Singapore, Brunei, Philippines, Đông Timor, Quần đảo Andaman và Nicobar, Đảo Christmas, Quần đảo Cocos (Keeling).
Chi tiết các quốc gia Đông Nam Á và bản đồ đi kèm
11 nước trong khu vực Đông Nam Á có những nền văn hoá, sự phát triển kinh tế, xã hội riêng biệt. Trong đó Singapores là quốc gia có nền kinh tế phát triển vượt bậc nhất.Indonesia
Indonesia là quốc gia có số lượng đảo nhiều nhất Đông Nam Á với 13.487 hòn đảo, khoảng 6.000 trong số đó không có người ở. Các hòn đảo nằm rải rác ở cả hai phía đường xích đạo. Những hòn đảo có diện tích lớn nhất là: Java, Sumatra, Kalimantan (phần Borneo thuộc Indonesia), New Guinea (cùng chung với Papua New Guinea), và Sulawesi. Thủ đô của Indonesia là Jakarta nằm trên đảo Java.Về diện tích, Indonesia có diện tích là 1.811.570 km2 (741.050 dặm vuông) – rộng nhất khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 14 trên thế giới. Quốc gia này được mệnh danh là “đất nước vạn đảo”.
Myanmar
Myanmar có tổng diện tích 653.290 km2 (261.970 dặm vuông); nếu chỉ tính ở Đông Nam Á các nước lục địa thì có diện tích lớn nhất. Đây cũng là quốc gia có đường biên giới dài nhất với Tây Tạng và Vân Nam của Trung Quốc ở phía đông bắc với tổng chiều dài 2.185 km (1.358 dặm).Myanmar giáp biên giới với Lào và Thái Lan ở phía đông nam và có đường bờ biển dài 1.930 km (1.199 dặm) dọc theo Vịnh Bengal và Biển Andaman ở phía tây nam và phía nam, chiếm một phần ba tổng chiều dài biên giới.
Thái Lan
Diện tích của Thái Lan là 510.890 km2, bằng diện tích của Việt Nam cộng với Lào và xếp thứ 50 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba về diện tích các nước Đông Nam Á, sau Indonesia và Myanmar.Thủ đô của Thái Lan là Bangkok, nổi tiếng phát triển kinh tế sản xuất và công nghiệp phẫu thuật thẩm mỹ nhất trong khu vực. Ngoài ra, quốc gia này còn có các quần đảo và bán đảo với địa hình đẹp thu hút nhiều khách du lịch.
- Phía bắc giáp Lào và Myanmar
- Phía đông giáp với Lào và Campuchia
- Phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia
- Phía tây giáp Myanmar và Biển
Malaysia
Diện tích của Malaysia là 328.550 km2 (127.355 dặm vuông Anh) và được chia thành 2 khu vực là Tây Malaysia và Đông Malaysia chia cách nhau bằng biển Đông. Malaysia cũng là quốc gia duy nhất có lãnh thổ nằm cả trên lục địa châu Á và quần đảo Mã Lai.Cả 2 phần của Malaysia đều có cảnh quan chủ yếu là các đồng bằng duyên hải rồi cao lên đồi và núi. Trong đó, diện tích bán đảo chiếm 40% diện tích đất liền. Đây cũng là quốc gia có nền kinh tế phát triển nổi trội hơn trong khu vực.
Việt Nam
Tổng diện tích của Việt Nam là 331.212km2 và rộng thứ 5 trong số các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Diện tích này bao gồm toàn bộ phần đất liền và hải đảo cùng hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm và cả hai quần đảo trên Biển Đông là Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) và Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng).Thủ đô của Việt Nam là Hà Nội – cũng là cơ quan đầu não của cả nước. Hà Nội và Hồ Chí Minh là 2 thành phố có nền kinh tế phát triển bậc nhất cũng như đóng vai trò chủ chốt trong sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng trong nước.
Philippines
Lào
- Phía tây bắc giáp với Myanmar và Trung Quốc
- Phía đông giáp với Việt Nam
- Phía đông nam giáp với Campuchia
- Phía tây và tây nam giáp với Thái Lan
Campuchia
- Phía tây nam giáp vịnh Thái Lan
- Phía tây bắc giáo Thái Lan
- Phía đông bắc giáp Lào
- Phía đông giáp Việt Nam
Đông Timor
Đông Timor là quốc gia ra đời muộn nhất tại Đông Nam Á vào năm 1999 và được tách ra từ Indonesia. Đất nước này khá nhỏ bé với diện tích chỉ 15.410km2, dân số 1.340.513 người cập nhật năm 2021. Ra đời muộn và có diện tích nhỏ cũng là nguyên nhân khiến nơi đây có tốc độ phát triển kinh tế kém, đứng cuối cùng trong số các quốc gia Đông Nam Á.Brunei
Singapore
Singapore là quốc gia có diện tích nhỏ nhất tại khu vực Đông Nam Á với 700km2. Là quốc đảo có hình dáng như một viên kim cương và được bao quanh bởi nhiều hòn đảo khác nhau. Trước đây, cư dân chủ yếu tập trung sinh sống bao quanh sông Singapore, các vùng còn lại là rừng nhiệt đới ẩm hoặc để phát triển nông nghiệp. Sau này, chính phủ đã mở rộng thêm nhiều khu đô thị mới ở những vùng xa, giúp quá trình đô thị hoá được diễn ra nhanh hơn. Hiện nay, lãnh thổ của Singapore vẫn đang được mở rộng thông qua các hoạt động cải tạo và lấn biển.