Các tỉnh miền Tây và quy hoạch chi tiết nhất năm 2024
Các tỉnh miền Tây còn được biết đến với tên gọi khác là khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long hoặc đồng bằng Nam Bộ. Khu vực này có 13 tỉnh thành với hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt; thích hợp phát triển các dịch vụ du lịch. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về miền Tây gồm những tỉnh thành nào qua bài viết dưới đây.
Khái quát chung về miền Tây Nam Bộ
Về vị trí địa lý
Miền Tây trên bản đồ hành chính Việt Nam toạ lạc ở khu vực phía Nam và là 1 trong 2 phần của Nam Bộ. Diện tích toàn vùng là 40.547,2km2 và có diện tích các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lớn nhất Việt Nam. Sở hữu đường bờ biển dài trên 700km cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt đã tạo nên văn hoá sống miệt vườn đặc trưng cho người dân nơi đây.
- Phía Tây Bắc giáp Campuchia
- Phía Đông Bắc tiếp giáp Vùng Đông Nam Bộ
- Phía Đông giáp biển Đông
- Phía Nam giáp Thái Bình Dương
- Phía Tây giáp vịnh Thái Lan.
Nhờ vào vị trí đẹp cùng hệ thống sông ngòi kênh rạch mà nơi đây thích hợp cho việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản. Tốc độ tăng trưởng trong khu vực cũng được đánh giá cao, nhưng đi đôi với đó là sự phân hoá giàu nghèo các tầng lớp trong xã hội cũng rất rõ rệt.
Đặc trưng hệ sinh thái
Do tác động của môi trường biển và sông đã tạo nên một hệ sinh thái rất độc đáo cho khu vực Tây Nam Bộ. Đó là hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển (Vườn quốc gia U Minh Thượng, Vườn quốc Gia U Minh Hạ), hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt (Vườn quốc gia Tam Nông, rừng Trà Sư, vùng Đồng Tháp Mười), hệ sinh thái nông nghiệp.
Một số hệ sinh thái rừng ngập mặn thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh… Còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Tạo nên các cánh đồng nuôi trồng thuỷ hải sản mang đến giá trị kinh tế cao cho bà con.
Một số hệ sinh thái rừng ngập mặn thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh… Còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Tạo nên các cánh đồng nuôi trồng thuỷ hải sản mang đến giá trị kinh tế cao cho bà con.
Chi tiết các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ
An Giang
Diện tích tỉnh An Giang là 3.536,7 km² và bằng 1,03% diện tích cả nước. Đơn vị hành chính của tỉnh gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện.- Phía bắc và tây bắc giáp hai tỉnh Kandal và Takéo của Campuchia với đường biên giới dài gần 104 km
- Phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang
- Phía nam giáp thành phố Cần Thơ
- Đến An Giang bạn sẽ có cơ hội ghé thăm nhiều thắng cảnh đẹp như: TP Châu Đốc với nhiều lễ hội, Thất Sơn với quần thể 37 ngọn núi, rừng tràm Trà Sư, hồ Thoại Sơn, Cù Lao Giêng… Kèm theo đó là những món ăn đặc sản không thể bỏ qua: Mắm Châu Đốc, bò cạp Bảy Núi, Tung lò mò, thốt nốt.
Bạc Liêu
Bạc Liêu tọa lạc trên bán đảo Cà Mau với diện tích tự nhiên là 2.669 km2, chiếm gần 0,8% diện tích cả nước và đứng thứ 7 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Các hướng tiếp giáp như sau:- Phía bắc giáp với tỉnh Hậu Giang
- Phía đông và đông bắc giáp với tỉnh Sóc Trăng
- Phía tây nam giáp với tỉnh Cà Mau
- Phía tây bắc giáp với tỉnh Kiên Giang
- Phía đông nam giáp với Biển Đông với đường bờ biển dài 56 km
Bến Tre
Là một trong các tỉnh miền Tây nằm ở cuối nguồn sông Cửu Long và giáp biển Đông, tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.394,6 km² với 164 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 thị trấn, 10 phường và 147 xã.
Khi đến Bến Tre, quý khách không thể bỏ qua những địa điểm du lịch hấp dẫn như sân chim Vàm Hồ, Cồn Phụng, Cồn Tiên, Cồn Ốc, bãi biển Thừa Đức, chùa Tuyệt Linh… Nơi đây cũng là xứ dừa của Việt Nam với những món ăn đặc sản làm từ loại quả này.
Khi đến Bến Tre, quý khách không thể bỏ qua những địa điểm du lịch hấp dẫn như sân chim Vàm Hồ, Cồn Phụng, Cồn Tiên, Cồn Ốc, bãi biển Thừa Đức, chùa Tuyệt Linh… Nơi đây cũng là xứ dừa của Việt Nam với những món ăn đặc sản làm từ loại quả này.
Cà Mau
Là tỉnh nằm ở tận cùng của tổ quốc và có 3 mặt tiếp giáp với biển. Diện tích tự nhiên của Cà Mau là 5.294,9km2 với 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 8 huyện. Đường bờ biển của tỉnh Cà Mau dài gần 254 km, trong đó có 107 km bờ Biển Đông và 147 km bờ Biển Tây.
- Phía Đông giáp với Biển Đông
- Phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan
- Phía Bắc giáp với các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang.
Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², chiếm 3,49% diện tích toàn vùng và dân số vào khoảng 1.400.200 người. Là thành phố trực thuộc trung ương và có nền kinh tế phát triển bậc nhất trong các tỉnh miền Tây. Vì thế nơi đây được đánh giá cao về hạ tầng giao thông cũng như tiềm năng phát triển cho lĩnh vực bất động sản.- Phía Bắc giáp tỉnh An Giang
- Phía Đông giáo tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long
- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang
- Phía Nam giáo tỉnh Hậu Giang
Đồng Tháp
Tỉnh Đồng Tháp nằm ở đầu nguồn của sông Tiền với diện tích là 3.383,8 km² và 12 đơn vị hành chính cấp huyện; gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện. Đây cũng là tỉnh có đường biên giới dài 50km giáp với Campuchia; từ đây di chuyển đến TPHCM rất thuận tiện thông qua các tuyến quốc lộ 30; 54; 80; quốc lộ N1 – N2…- Phía Bắc giáp với tỉnh Prey Veng thuộc Campuchia
- Phía Nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ
- Phía Tây giáp với tỉnh An Giang
- Phía Đông giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
Hậu Giang
Hậu Giang là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Mê Kông, thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.602,4km2 với 8 đơn vị hành chính bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 5 huyện.Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Tỉnh có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc.
- Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng
- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang
- Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu
- Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long
Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang
Kiên Giang
Là tỉnh có diện tích lớn nhất vùng Tây Nam bộ và lớn thứ 2 ở Nam Bộ chỉ sau Bình Phước. Tỉnh Kiên Giang bao gồm đất liền và hải đảo với diện tích là 6.348,5km2. Về hành chính, tỉnh có 2 thị xã, 11 huyện, 111 phường, xã và 2 huyện đảo Phú Quốc và Kiên Hải.Không chỉ có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng và ngành nghề bất động sản; Kiên Giang còn có vị trí chiến lược trong vùng vịnh Thái Lan. Nơi đây là cầu nổi cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên ngoài và mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực.
- Phía Bắc giáp Campuchia, đường biên giới dài 56,8 km
- Phía Nam giáp các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau
- Phía Tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200 km
- Phía Đông lần lượt tiếp giáp với các tỉnh là An Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ.
Long An
- Phía bắc giáp tỉnh Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Svay Rieng của Campuchia.
- Phía nam và tây nam giáp 2 tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp.
- Phía đông và đông bắc giáp TP.HCM.
- Phía tây giáp tỉnh Prey Veng, Campuchia.
Sóc Trăng
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231km, cách Cần Thơ 62km. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.223,30km2 với 11 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã, 8 huyện.- Phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Hậu Giang
- Phía tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu
- Phía đông bắc giáp các tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long
- Phía đông và đông nam giáp Biển Đông
Tiền Giang
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Tiền Giang có diện tích là 2508,6km2 với 11 đơn vị hành chính; bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện. Chỉ cách TP Hồ Chí Minh 70km về hướng Nam, Tiền Giang được đánh giá là có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh.- Phía Đông giáp biển Đông
- Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp
- Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và TP Hồ Chí Minh
Trà Vinh
Trà Vinh là tỉnh thuộc khu vực duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 2.341,2km2. Được bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu, do đó Tiền Giang có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường biển.- Phía Đông giáp Biển Đông
- Phía Tây giáp Vĩnh Long
- Phía Nam giáp Sóc Trăng
- Phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre, có 65 km bờ biển.
Vĩnh Long
Tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long với diện tích 1.520,2km2. Toàn tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện.- Phía đông giáp tỉnh Bến Tre
- Phía đông nam giáp tỉnh Trà Vinh
- Phía Tây giáp thành phố Cần Thơ
- Phía tây bắc giáp tỉnh Đồng Tháp
- Phía đông bắc giáp tỉnh Tiền Giang
- Phía tây nam giáp tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng.