Quy hoạch mở rộng cao tốc Long Thành Dầu Giây năm 2023
Cao tốc Long Thành Dầu Giây có nghĩa lớn đối với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (ký hiệu toàn tuyến là CT.01) có điểm đầu ở nút giao thông An Phú, Quận 2 TP HCM và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Tổng quan về tuyến cao tốc Long Thành Dầu Giây
Cao tốc Long Thành Dầu Giay được khởi công xây dựng vào ngày 3 tháng 10 năm 2009 có tổng chiều dài 55,7km. Mang lại nhiều thuận lợi cho các dự án bất động sản khi nằm trên tuyến đường cao tốc.
Tuyến cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây dài 55 km.
Sơ lược về đường cao tốc Long Thành Dầu Giây
Thông tin tổng quan dự án cao tốc Long Thành Dầu Giây:
Tên dự án
Cao tốc Long Thành Dầu Giây
Kí Hiệu
CT.01
Chủ đầu tư
Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC)
Tổng vốn đầu tư
20.630 tỷ đồng.
Tổng chiều dài
55.7km
Điểm đầu dự án
Đại lộ Mai Chí Thọ, điểm nút giao thông An Phú, quận 2, TPHCM
Điểm cuối dự án
Quốc lộ 1A, AH1, CT.14 tại nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, thuộc tỉnh Đồng Nai.
Địa phận đi qua của tuyến cao tốc
Thành phố Hồ Chí Minh: Gồm quận 2 và quận 9
Đồng Nai: Gồm Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ, Thống Nhất
Giai đoạn thực hiện
Đoạn An Phú – Vành đai II: có tổng chiều dài là 4km. Đoạn đường này được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị với tốc độ thiết kế là 80 km/h. Gồm 4 làn xe với chiều rộng nền đường là 26,5m, chiều rộng mặt đường 2×7,5m và chiều rộng làn dừng khẩn cấp là 2×3m
Đoạn Vành đai II – Long Thành – Dầu Giây: với tổng chiều dài hơn 51km. Đoạn đường này được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A TCVN 5729-97. Tốc độ thiết kế trên đoạn này đạt 120 km/h, vị trí đi qua cầu Long Thành có tốc độ thiết kế là 100 km/h
Thời gian hoàn thành
2015
Bản đồ tuyến cao tốc Long Thành Dầu Giây.
Ý nghĩa cao tốc Long Thành Dầu Giây
Cao Tốc Long Thành Dầu Giây đã khiến tình hình thông thương khu vực trở nên dễ dàng hơn. Đặc biêt, nó cũng tác động tới thị trường bất động sản. Điều này đã được chứng thực bởi các chuyên gia bất động sản giàu kinh nghiệm. Như khu vực Quận 9, Quận 2 (TP. Hồ Chí Minh), huyện Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) với việc mở ra nhiều dự án mới có quy mô, góp phần tăng giá trị đất đai, đồng thời tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương dọc hai bên tuyến cao tốc. Việc mở rộng đường cao tốc này giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ thành phố HCM đi các tỉnh Đồng Nai, Vũng Tàu đến ngã ba Dầu Giây.
Ngoài ra nó cũng giúp chúng ta giảm tải chi phí nhiên liệu cho các phương tiện vận tải và có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế xã hội. Giao thông vận tải cũng trở nên thuận tiện hơn, tăng khả năng lưu thông giữa các tỉnh thành trong khu vực. Các công ty, doanh nghiệp dễ dàng vận chuyển hàng hóa, tiết kiệm được chi phí vận chuyển, góp phần giảm chi phí sản xuất. Từ đó tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa.
Cao tốc HCM – Long Thành – Dầu Giây đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế, du lịch tại những tỉnh mà nó đi qua. Bởi khi giao thông thuận tiện sẽ thu hút được nhiều khách du lịch hơn. Kéo theo đó kinh tế xã hội cũng sẽ phát triển nhanh hơn nhất là các ngành dịch vụ.
Đường cao tốc TP.HCM- Long Thành- Dầu Giây là dự án đặc biệt quan trọng thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam
Đặc biệt việc mở rộng cao tốc này sẽ giúp chấm dứt được tình trạng tắc nghẽn giao thông. Nhất là các cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố đoạn TP. Hồ Chí Minh – Biên Hòa. Khi sân bay quốc tế Long Thành đi vào khai thác, cao tốc này sẽ đáp ứng tốt nhu cầu phát triển hàng không và hội nhập quốc tế.
Quy hoạch mở rộng tuyến cao tốc Long Thành Dầu Giây 2021 – 2022
Đứng trước tình trạng quá tải nư hiện nay, Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long gửi Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất phương án mở rộng cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây. Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được chính thức vận hành toàn tuyến vào năm 2015. Đến nay, sau 5 năm đi vào khai thác, tuyến cao tốc này hiện đang rơi vào tình trạng quá tải. Do đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM- Long Thành- Dầu Giây từ 4 làn xe như hiện tại lên 10-12 làn xe theo quy hoạch đã được duyệt trước đây. Sau đó, Bộ GT-VT đã giao cho CIPM Cửu Long thực hiện nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch đường cao tốc TP.HCM- Long Thành- Dầu Giây. Thời gian thực hiện việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây là từ năm 2021 đến năm 2022.
Tình trạng quá tải trên tuyến đường cao tốc Long Thành Dầu Giây
Cụ thể quy hoạch mở rộng như sau: Dự án mở rộng đường tuyến cao tốc này dài 24km, đoạn từ An Phú đến vành đai 2 mở rộng ở hai bên nâng lộ giới lên 36m cho 8 làn xe, đoạn từ vành đai 2 đến nút giao cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu mở rộng lộ giới lên 42,5m cho 8 làn xe. Dự án sẽ xây dựng hoàn chỉnh mở rộng 9 vị trí cầu vượt hoặc hầm chui và xây dựng các nút giao thông. Bao gồm nút giao đường vành đai 3 TP.HCM, nút giao đường 319B, nút giao cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và nút giao cửa Bắc của Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Phương án mở rộng tuyến cao tốc Long Thành Dầu Giây
Sơ đồ mở rộng cao tốc Long Thành Dầu Giây
Hình ảnh thực tế tuyến Cao tốc Long Thành Dầu Giây
Hiện nay, nỗi ám ảnh kẹt xe của nhiều người đi trên tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là nút thắt giao thông An Phú và quốc lộ 51. Tới nay nút giao An Phú vẫn chưa có cầu vượt hoặc hầm chui khiến thường xuyên xảy ra kẹt xe. Tương tự, tình trạng kẹt xe cũng thường xuyên diễn ra trên quốc lộ 51 hướng từ Vũng Tàu về TP.HCM. Chính vì vậy, UBND TP.HCM đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nút giao An Phú (quận 2) sao cho đồng bộ với quy mô hoàn chỉnh tuyến cao tốc.
Dưới đây là một số hình ảnh thực tế tuyến cao tốc Long Thành Dầu Giây năm 2021:
Cao tốc Long Thành Dầu Giây.
Cầu vượt cao tốc Long Thành Dầu Giây.
Tuyến đường cao tốc thường xuyên ùn tắc
Cao tốc Long Thành Dầu Giây mang ý nghĩa quan trong khi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất hiện nay. Góp phần tăng trưởng kinh tế, du lịch tại những tỉnh mà nó đi qua. Kéo theo đó kinh tế xã hội cũng sẽ phát triển nhanh hơn nhất là các ngành dịch vụ. Nguy cơ ùn tắc giao thông trên tuyến đường này sẽ còn trầm trọng hơn sau khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành được đưa vào khai thác vào năm 2025. Chính vì vậy Dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây là từ năm 2021 đến năm 2022 có tầm quan trọng và giải quyết được thực trạng rất lớn hiện nay. Nhờ tuyến đường cao tốc đã thúc đẩy quá trình mở rộng đầu tư phát triển dự án bất động sản tại khu vực Long Thành, nổi bật nhất hiện nay là dự án STC Long Thành đang được khá nhiều khách hàng săn đón. Trên đây là những thông tin mới nhất về tuyến cao tốc Long Thành Dầu Giây, hy vọng sẽ mang lại khách hàng những thông tin hữu ích. Truy cập website batdongsanonline.vn để cập nhật những thông tin nhanh và chính xác nhất!!!