Cập nhật tiến độ xây Cầu Cát Lái mới nhất [3/2024]

Cập nhật tình hình triển khai cầu Cát Lái nối TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Vai trò của cầu Cát Lái và đòn bẩy cho thị trường bất động sản phát triển. Cầu Cát Lái hình thành sẽ tạo một bước ngoặt rất lớn về mặt kinh tế, xã hội cho cả khu vực miền Nam nói chung cũng như Đồng Nai và TPHCM nói riêng. Góp phần quan trọng trong việc ổn định, hạn chế ùn tắc giao thông.

Thông tin tổng quan dự án cầu Cát Lái

 

Quốc gia

Việt Nam

Tổng thầu

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 194 & Liên danh nhà đầu tư Thái Sơn – Cienco1 – Đức Bình – Cái Mép

Tuyến đường

Nguyễn Thị Định (Quận 2, TP HCM) - Lý Thái Tổ (Nhơn Trạch, Đồng Nai)

Bắc qua

Sông Đồng Nai

Khánh thành

2025 ( dự kiến )

Chi phí

hơn 7.000 tỷ

Chiều dài

3.782 mét (phần cầu), 4.000 mét (toàn tuyến)(dự tính)

Chiều rộng

60m

Tĩnh không

50m

Kiểu dáng

Cầu dây văng

Dự án cầu Cát Lái nối huyện Nhơn Trạch với quận 2 và giúp Nhơn Trạch trở thành ngoại ô của TPHCM. Cầu Cát Lái là Cầu dây văng bắc qua Sông Soài Rạp có phần chính dài 60m, gồm 6 làn cơ giới và 3 làn xe thô sơ, lề bộ hành mỗi bên 1,5 m.

Bến Cát Lái

Thủ tướng Chính phủ vừa giao UBND tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện dự án cầu thay thế phà Cát Lái nối giữa Quận 2, TP.HCM và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Dự án cầu Cát Lái có điểm đầu trên đường Nguyễn Thị Định, Quận 2, TP.HCM và điểm cuối kết nối với đường Lý Thái Tổ, khu đô thị Nhơn Trạch, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Dự án có mức đầu tư lớn, nên UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị chia dự án làm 3 phần:

Phối cảnh cầu Cát Lái trong tương lai

Kế hoạch khởi công xây dựng dự án Cầu Cát Lái

Phương án xây dựng dự án cầu Cát Lái

Hiện nay, phương án về vị trí đặt cầu Cát Lái đang được Sở GTVT Đồng Nai và Công ty cổ phần tư vấn thiết kế GTVT phía Nam đưa ra 2 phương án trong đó có 1 phương án đã được thủ tướng chấp thuận.

► Phương án 1: cầu Cát Lái sẽ có điểm đầu nối với dự án nút giao vòng xoay Mỹ Thủy rồi đi dọc đường Nguyễn Thị Định trên địa bàn quận 2 (TP.HCM) sau đó sẽ vượt sông Đồng Nai kết nối đường DT769.

Phương án 1 xây dựng cầu Cát Lái

► Phương án 2: Cầu sẽ được đặt giữa trạm thu phí Phú Mỹ và vòng xoay Mỹ Thủy. Cầu sẽ cách trạm thu phí Phú Mỹ khoảng 450m. Chân cầu phía bên Đồng Nai sẽ đấu nối với đường DT769.

Phương án 2 xây dựng cầu Cát Lái

Cả 2 phương án đều có chung một mẫu thiết kế đó là mặt cắt ngang có 6 làn xe và một quy mô nữa là 8 làn xe, tương ứng rộng lần lượt là 27m và 35m. Hiện tại tỉnh Đồng Nai đang lên kế hoạch khởi công để kịp tiến độ dự án đã đề ra.

Về trách nhiệm mỗi bên, tỉnh Đồng Nai sẽ phụ trách phần thân cầu và phần dẫn lên cầu thuộc về tỉnh Đồng Nai. Nguồn vốn thực hiện được sử dụng bằng nguồn vốn BOT và BT, tức:

 Ý nghĩa về mặt giao thông của cầu Cát Lái 

Tiến độ xây dựng cầu Cát Lái tới đâu rồi?

Sau nhiều lần họp giữa hai địa phương, điểm đầu của cầu dự kiến ở cao tốc Bến Lức – Long Thành tại xã Phước Khánh (Nhơn Trạch), vượt sông Đồng Nai và kết nối vào đường Vành đai 2 – TPHCM (cách đường dẫn cầu Phú Mỹ khoảng 1km và cách nút giao Mỹ Thủy khoảng 2,3km).
 

 

Quyết định khởi công cầu Cát Lái

 

Dự kiến khởi công năm 2021, cầu Cát Lái là Cầu dây văng bắc qua Sông Soài Rạp có phần chính dài 650m, rộng 37,7 m gồm 6 làn cơ giới và 3 làn xe thô sơ, lề bộ hành mỗi bên 1,5 m. Dự án xây dựng cầu Cát Lái được kiến nghị tách thành 3 phần do công trình có tổng mức đầu tư lớn.

Ngoài giảm tải cho phà Cát Lái, đây là dự án được đánh giá là quan trọng trong hệ thống giao thông giữa hai địa phương khi sân bay Long Thành đưa vào hoạt động năm 2025. Lúc đó, cầu Cát Lái kết hợp tỉnh lộ 25C hình thành tuyến kết nối TPHCM – sân bay Long Thành, chia sẻ lượng xe với cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây vốn đang quá tải.

 Tổng quan khu vực xây dựng cầu Cát Lái

Khởi công cầu Cát Lái - giá bất động sản tăng mạnh

Sau khi thủ tướng phê duyệt giao Đồng Nai xây cầu Cát Lái thì BĐS khu vực này đã trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Theo nhiều chuyên gia, hiện tại đất nền trung tâm thành phố quỹ đất đang hẹp dần nên việc đổ xô ra vùng ven của nhà đầu tư là điều dễ hiểu.

Cầu Cát Lái có vai trò rất quan trọng tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của Đồng Nai và cả TP.HCM, nhất là thu hút đầu tư trong nước, ngoài nước vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch mà hai địa phương có thế mạnh. Đồng thời bất động sản ở cả Khu Đông Sài Gòn và huyện Nhơn Trạch Đồng Nai luôn nằm trong tầm ngắm của giới đầu tư và giá không ngừng tăng.

Đặc biệt, làn sóng xây dựng khu đô thị đa tiện ích là động thái đón đầu sóng di cư giãn dân trong bối cảnh cầu Cát Lái chắc chắn sẽ khởi động đưa Nhơn Trạch trở thành quận ngoại thành đắt giá nhất trong hệ thống đô thị vệ tinh của TP.HCM.

Xây dựng cầu Cát Lái đòn bẩy cho thị trường bất động sản

Theo các chuyên gia, với loạt thông tin hạ tầng nổi bật được triển khai như thành lập Thành phố Thủ Đức, khởi công sân bay Long Thành, phía Đông TP HCM có lợi thế lớn về tiềm năng tăng giá bất động sản. Cầu Cát Lái cũng là đòn bẩy giúp cho thị trường Bất Động Sản Long Thành tăng trưởng phi mã trong thời gian sắp tới. 

Cầu Cát Lái được xây dựng sẽ tạo điều kiện tốt cho các xã Phú Hữu, Đại Phước và Phú Đông của huyện phát triển. Tại các huyện này, một số dự án đang thu hút đầu tư như đường liên cảng để phát triển cụm cảng biển nhóm 5. Theo quy hoạch, tuyến đường liên cảng có chiều dài gần 15km, đi qua các xã: Đại Phước, Phú Hữu, Phú Đông, Phước Khánh và Vĩnh Thanh.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng của 2 địa phương Đồng Nai và TP.HCM đã có nhiều cuộc làm việc để thống nhất phương án xây dựng cầu Cát Lái. Hiện nay, phương án cuối cùng để xây dựng cầu đang được các cơ quan chức năng 2 tỉnh cùng đơn vị tư vấn phối hợp thực hiện.
- Bài viết cùng chủ đề có thể bạn quan tâm:
>>> Sơ đồ chi tiết tuyến metro khu vực TP Hồ Chí Minh [Update 2024]
>>> Bản đồ quy hoạch quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ mới nhất 2024
>>> Quy hoạch đường vành đai 4 TP Hồ Chí Minh [Cập nhật 3/2024]