Thị Trường Bất Động Sản Việt Nam Hiện Nay Như Thế Nào?

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế cũng như thị trường bất động sản Việt Nam hiện nayTuy nhiên, ngay khi vừa nới lỏng giãn cách xã hội, thị trường bất động sản đã "nóng" trở lại khi lượng người quan tâm đến thị trường này tăng mạnh. Nguồn cung hạn chế, doanh nghiệp đang gặp khó cũng như xu hướng đầu tư có sự chuyển đổi đã đẩy giá nhà đất tăng mạnh.

Dịch covid 19 ảnh hưởng đến bất động sản Việt Nam như thế nào?

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản quý II/2021 của Colliers Việt Nam, trước ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài, bên cạnh một số phân khúc tiếp tục ghi nhận mức tăng giá như nhà đất, căn hộ, khu công nghiệp thì xuất hiện nhiều sản phẩm bất động sản cho thuê có giá “lao dốc" như mặt bằng nhà phố, căn hộ dịch vụ, văn phòng…
Khó khăn:

Thống kê cho thấy, quý 1/2020 nguồn cung mới và lượng tiêu thụ thấp nhất kể từ năm 2015 đến nay; khoảng 800/1.000 sàn giao dịch trên cả nước đã tạm ngưng hoạt động; hàng loạt môi giới bất động sản mất việc… Các doanh nghiệp gặp khó khăn hơn về dòng tiền nếu việc tổ chức mở bán bị hoãn lại hoặc nhu cầu thị trường sụt giảm mạnh.

Giải pháp:

Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2022 như thế nào?

Năm 2020 -2021 dù thị trường bất động sản có những nguy cơ giảm tốc, nhưng nhìn chung với các yếu tố tích cực của kinh tế vĩ mô, cơ bản thị trường này vẫn có sự phát triển ổn định. Trong 6 tháng đầu năm 2022 đã có dấu hiệu hồi phục và phát triển tốt. Tỷ lệ hấp thụ sản phẩm ở hầu hết các phân khúc ở mức cao, hầu như không phát sinh lượng tồn kho mới. Thị trường đã cân bằng trở lại giữa hoạt động đầu tư, kinh doanh với mua bán để sử dụng…

Thị trường bất động sản trong những tháng đầu năm 2020 - 2021 vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức. Trong khi những chính sách pháp lý còn chưa được tháo gỡ thì đại dịch Covid-19 lại một lần đẩy thị trường lâm vào thế "khó chồng thêm khó". Theo ghi nhận, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đều bị tác động rõ rệt, các sự kiện đông người như quảng bá tiếp thị (PR), bán hàng đều bị hủy bỏ....

Một số doanh nghiệp bất động sản đã thay đổi phương án kinh doanh, áp dụng công nghệ hiệu quả trong chiến lược kinh doanh  như:

✓ Triển khai các app bán hàng

✓ Sử dụng tin đăng có video, 3D scanning

✓ Môi giới livestream để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng để hỗ trợ đối tác người mua hàng.

Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2020 - 2021 có nhiều biến động

Trong nửa đầu năm 2022, thị trường bất động sản (BĐS) ghi nhận những diễn biến cả tích cực lẫn tiêu cực khi nguồn cung bắt đầu cải thiện vào quý II.2022 đạt gần 13.000 căn, song vẫn gặp phải rào cản lớn về nguồn vốn. Giá bán có xu hướng tăng cao khi nguồn cung chủ yếu đến từ các dự án cao cấp và hạng sang.

Diễn biến thị trường bất động sản 2022 như thế nào?

Dự báo thị trường bất động sản 2023: Còn nhiều yếu tố bất lợi

Nguồn cung mới của phân khúc căn hộ so với cùng kỳ năm 2021 ghi nhận tăng 78%. Trong khi đó, nguồn cung mới của phân khúc shophouse/nhà phố nghỉ dưỡng và biệt thự nghỉ dưỡng lũy kế 5 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái tăng lần lượt 170% và 25%.

Biến động thị trường bất động sản khi ngân hàng siết tín dụng

Vấn đề dòng tiền để phát triển dự án bất động sản đang là mối quan tâm lớn không chỉ của doanh nghiệp mà của cả giới đầu tư và người có nhu cầu thực. Trước tình hình các ngân hàng kiểm soát chặt vốn vay cho lĩnh vực bất động sản, nhiều người băn khoăn: nguồn cung và giá nhà ở sẽ ra sao trong thời gian tới?...
Ngân hàng Nhà nước đang dự kiến bổ sung nhiều quy định siết chặt hoạt động cho vay liên quan tới việc sử dụng vốn vay tiêu dùng, sinh hoạt liên quan đến bất động sản nhằm kiểm soát rủi ro. Tuy nhiên Lãnh đạo các ngân hàng nhận định việc kiểm soát chặt tín dụng bất động sản không có nghĩa là dòng tiền không vào lĩnh vực này nữa mà chỉ hạn chế vào những phân khúc đầu cơ, rủi ro của những dự án lớn.

Siết cho vay tín dụng, thị trường bất động sản khó khăn hơn 

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt tín dụng bất động sản là giải pháp nhằm hạn chế các hoạt động đầu cơ, giúp thị trường trở nên minh bạch, tránh xảy ra bong bóng bất động sản. Đây là việc cần thiết để lành mạnh hóa thị trường, giảm thiểu các rủi ro cho nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh thị trường địa ốc tăng “nóng” thời gian qua, khi đa số các nhà đầu tư đều sử dụng đòn bẩy tài chính.

Kiểm soát chặt tín dụng bất động sản đồng nghĩa với việc ngân hàng phải xem xét những dự án nào hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng để đảm bảo an toàn hệ thống và có thể thu hồi được gốc và lãi trước khi cho vay. Do đó, dự án muốn vay tín dụng ngân hàng cần có đầy đủ hồ sơ pháp lý (bàn giao đất, giấy phép xây dựng, giấy phép mở bán) và đặc biệt những chủ đầu tư có năng lực tài chính mạnh để triển khai dự án sẽ được ngân hàng sẵn sàng cho vay. Do vậy, việc nắn tín dụng bất động sản nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần kiểm soát lượng cung tiền trên thị trường một cách thận trọng hơn trước.

Sức cầu hạn chế của thị trường bất động sản Việt Nam 2023

Nguồn cung mới tuy tăng nhưng không được phân bổ đồng đều. Hầu như chỉ tập trung ở những giai đoạn kế tiếp của một vài dự án quy mô lớn. Trước áp lực từ việc chi phí đầu vào leo thang, mặt bằng giá bán sơ cấp được đẩy lên cao trong khi giá cũng như thanh khoản thứ cấp không có nhiều biến động.

Đòn bẩy vay ngân hàng và trái phiếu vốn là hai kênh huy động cấp vốn chính cho các CĐT cũng như dự án bất động sản. Trong giai đoạn khi hai kênh này bị siết chặt lại, một số diễn biến thị trường bất động sản 2023 được dự đoán như sau:

Thị trường bất động sản 2023 vẫn còn nhiều yếu tố bất lợi 

Cảnh báo rủi ro thị trường bất động sản 2023

Theo các chuyên gia bất động sản nhận định: Năm 2023 dự báo sẽ có một số rủi ro có thể xảy đến cho thị trường bất động sản như : 

Theo một số thống kê, giá bán BĐS ở một số khu vực và phân khúc nhất định hiện đang cao gấp 20 – 25 lần khả năng chi trả của người dân và con số này được dự đoán vẫn còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Một số diễn biến bất động sản tổng kết đến quý 3 năm 2023

Tính đến quý III năm 2023 thị trường mua bán bất động sản tại Việt Nam tương đối chậm, tỷ lệ giao dịch giảm mạnh so với thời điểm trước dịch. Theo báo cáo từ Savills Việt Nam trong quý III này thì trường cung căn hộ có xu hướng tăng, lượng giao dịch trong quý III đạt 2.003 căn. Dự án tiêu biểu chiếm bán ra trong quý III là Vinhome Grand Park – The Glory Heights chiếm 55%.
Khách hàng xếp hàng mua dự án Vinhomes Tp Thủ Đức

Theo một số thông tin, trong tháng 10 sẽ ra mắt thêm dự án The Privia của chủ đầu tư Khang Điền, một số căn ở giai đoạn tiếp theo của dự án La Partenza và Wesgate của chủ đầu tư Angia.

Xu hướng đầu tư Bất Động Sản năm 2023

Bước sang năm 2023, các chuyên gia đều cho rằng, thị trường bất động sản sẽ sớm phục hồi cục bộ, một số khu vực xuất hiện đầu tư lướt sóng, các nhà đầu tư trung hạn bắt đầu giải ngân. Hiện thị trường BĐS chưa khởi sắc ở hầu hết các phân khúc sản phẩm nhưng theo dự báo, trong giai đoạn tới, một số xu hướng thị trường có thể sẽ diễn ra mạnh mẽ, thể hiện ở một vài phân khúc nổi bật trên thị trường.

Xu hướng nổi bật thị trường bất động sản năm 2023:

Bất động sản năm 2020 bắt kịp xu hướng, tăng lợi nhuận

Nếu Việt Nam tiếp tục kiểm soát dịch tốt như hiện nay và vượt qua dịch bệnh sẽ là điểm sáng an toàn dịch tễ lẫn kinh tế, chính trị thu hút các người nước ngoài đến đầu tư, sinh sống và làm việc. Đây sẽ là nguồn cầu cực kỳ lớn cho thị trường BĐS trong thời gian sắp tới. Nhiều khả năng thị trường BĐS sẽ có những cú bật dậy mạnh mẽ như thị trường chứng khoán trong vài phiên giao dịch gần đây. Nhà đầu tư đứng ngoài chờ cơ hội rất nhiều, dòng tiền chờ đợi cũng rất lớn, và họ đang chờ thời điểm để tham gia.


Trong thời gian tới, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ có sự sàng lọc, điều chỉnh và dòng tiền của nhà đầu tư cũng sẽ được tính toán kỹ lưỡng và phân bổ hợp lý hơn. Hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư lợi nhuận cao cho khách hàng.