[Giải đáp] Có bắt buộc đổi sổ đỏ sang sổ hồng không?

Sổ đỏ hay sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc. Khi bạn mua nhà đất có sổ đỏ hay sổ hồng đều có giá trị pháp lý ngang nhau và đều được pháp luật công nhận. 

Tuy nhiên, sau ngày 10/12/2019 thông tin hợp nhất sổ đỏ và sổ hồng ban hành, áp dụng trên toàn quốc. Câu hỏi được đặt ra là có bắt buộc đổi sổ đỏ sang sổ hồng không? Quy trình cấp đổi thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây Bất Động Sản Online sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và cập nhật những quy định pháp luật nên biết về cấp đổi sổ đỏ, sổ hồng. Cùng tham khảo nhé!

Phân biệt sổ đỏ, sổ hồng và giấy chứng nhận mới

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại Giấy chứng nhận khác nhau, có thể phân biệt dựa trên 2 giai đoạn sau đây: 

Trước ngày 10/12/2009:

Từ ngày 10/12/2009 đến nay:

Xem thêm: [Giải đáp] Sổ hồng và sổ đỏ sổ nào giá trị hơn?
 

Sơ đồ tóm tắt giá trị pháp lý sổ đỏ, sổ hồng và giấy chứng nhận mới (Nguồn: Tổng hợp)

Có bắt buộc đổi sổ đỏ sang sổ hồng không?

Về cơ bản, sổ đỏ hay sổ hồng chỉ khác nhau về màu bìa. Giá trị pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất giống nhau. Đồng thời, "sổ" chỉ là "giấy" ghi nhận quyền gắn liền với đất đai được ban hành vào hai thời kỳ khác nhau và được quy định màu sắc khác nhau.

Thực tế, nếu không thực hiện cấp đổi thì vẫn có giá trị pháp lý. Loại sổ nào không quan trọng bằng việc sổ đỏ ghi nhận loại đất gì, thửa đất tại đô thị hay nông thôn, diện tích bao nhiêu hoặc giá trị nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu.

Trường hợp nên thực hiện đổi sổ đỏ sang sổ hồng (Nguồn: Tổng hợp)

Theo đó, tại Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, việc đổi sổ đỏ sang sổ hồng được thực hiện trong các trường hợp sau:

Như vậy, việc đổi sổ đỏ sang sổ hồng hoàn toàn dựa theo nhu cầu của cá nhân hoặc hộ gia đình và không bắt buộc. Tuy nhiên, theo đúng quy định của pháp luật, bạn phải thuộc các trường hợp trên thì nên thực hiện thủ tục đổi sổ đỏ sang sổ hồng.

Thủ tục đổi sổ đỏ sang sổ hồng theo quy định của pháp luật

Hồ sơ đổi sổ đỏ sang sổ hồng

Theo quy định về hồ sơ địa chính tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ đổi sổ đỏ sang sổ hồng bao gồm:

Lưu ý: Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng: Bản hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp (Nếu có).

Quy trình thực hiện thủ tục đổi sổ đỏ sang sổ hồng

Thủ tục đổi sổ đỏ sang sổ hồng theo quy định của pháp luật (Nguồn: Tổng hợp)

Để tiến hành thủ tục đổi sổ đỏ sang sổ hồng, bạn cần tiến hành các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp đổi tại nơi có đất 

Bao gồm:

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ, có trách nhiệm điền thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ, đồng thời gửi lại phiếu xác nhận đã tiếp nhận hồ sơ cho người nộp.

Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Khi thực hiện thủ tục đổi sổ đỏ sang sổ hồng, bạn phải nộp 2 khoản lệ phí phát sinh là phí thẩm định hồ sơ và phí cấp mới Giấy chứng nhận. 

(Tùy từng địa phương sẽ có mức thu khác nhau, nhưng không có sự chênh lệch quá lớn. Thông thường, lệ phí cấp đổi Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình hoặc cá nhân giao động từ 20.000 - 50.000 đồng/lần, lệ phí cấp mới Giấy chứng nhận giao động từ 25.000 - 100.000 đồng/lần.)

Bước 4: Nhận kết quả

Nhận kết quả tại cơ quan có thẩm quyền trả kết quả. Thời gian nhận kết quả theo quy định của pháp luật là không quá 07 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, trừ trường hợp cấp đổi do đo đạc lại bản đồ thì thời gian có thể kéo dài nhưng không quá 50 ngày.

Xem thêm: Thủ Tục Sang Tên Sổ Hồng: Điều Kiện, Hồ Sơ & Lệ Phí 2023

Hiện nay để giúp việc quản lý đất đai của các cơ quan được đồng bộ hóa, việc đổi từ sổ bìa đỏ sang bìa hồng đang được triển khai trên cả nước. Mặc dù không bắt buộc đổi sang Giấy chứng nhận mới nhưng bạn nên nắm rõ các quy định về đổi sổ đỏ sang sổ hồng, khi cần thiết thực hiện cấp đổi sẽ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.