RDD Là Đất Gì? Thủ Tục Thành Lập Đất RDD Như Thế Nào?
Việt Nam được che phủ với mật độ 42% rừng cung cấp nguồn thiên nhiên đa dạng cũng như bảo vệ sạc lở, chống sói mòn. Có thể thấy rừng là tài nguyên thiên nhiên quý giá của rừng. Từ đó mà rừng được xem là nguồn tài nguyên quan trọng. Vậy RDD là đất gì, có đặc điểm gì, và thủ tục để thành lập ra sao, cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Đất RDD Là Gì?
RDD là ký hiệu của rừng đặc dụng dựa trên ký hiệu đất đai trên bản đồ địa chính.
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 117/2010/NĐ-CP quy định: Rừng đặc dụng là loại rừng được xác lập theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, có giá trị đặc biệt về bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.
Đặc Điểm Của Đất RDD
Đất rừng đặc dụng được phân chia thành các loại sau đây:
-
Vườn quốc gia
Vườn quốc gia là loại rừng đặc dụng có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt đối với quốc gia. Vườn quốc gia có chức năng chung của rừng đặc dụng đồng thời bảo tồn và dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài – sinh cảnh; bảo vệ cảnh quan.
-
Khu bảo tồn thiên nhiên
Gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh
Khu bảo tồn loài, sinh cảnh là khu vực có hệ sinh thái rừng hoặc có cả hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái biển, ngoài các chức năng chung của rừng đặc dụng, được xác lập chủ yếu để bảo tồn bền vững các loài sinh vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
-
Khu bảo vệ cảnh quan
Gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh
Khu bảo vệ cảnh quan là khu rừng hoặc có một phần diện tích đất ngập nước, biển, ngoài các chức năng chung của rừng đặc dụng, được xác lập để bảo tồn các giá trị cao về lịch sử, văn hóa, cảnh quan tự nhiên.
-
Khu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học
Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học là khu rừng hoặc có một phần diện tích đất ngập nước, biển được xác lập để nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo. Khu có các di tích lịch sử văn hóa và các cảnh quan có giá trị thẩm mỹ hoặc giá trị bảo vệ môi trường, có tác dụng phục vụ tham quan, du lịch, giải trí, nghÏỉ ngơi hoặc nghiên cứu khoa học.
Căn cứ vào đặc điểm sinh thái và chức năng hoạt động của các khu vực cụ thể trong rừng, rừng đặc dụng được chia thành nhiều khu vực, gồm: Khu bảo vệ nghiêm ngặt (còn gọi là vùng lõi); khu phục hồi sinh thái; và khu hành chính, dịch vụ.
Thủ Tục Thành Lập Rừng Đặc Dụng
1. Nguyên tắc thành lập khu rừng đặc dụng
-
Có dự án thành lập khu rừng đặc dụng phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, không thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
-
Đáp ứng các tiêu chí đối với từng loại rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
2. Nội dung của dự án thành lập khu rừng đặc dụng
-
Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng rừng, các hệ sinh thái tự nhiên; các giá trị về đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật; giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; khoa học, thực nghiệm, giáo dục môi trường và cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
-
Đánh giá về hiện trạng quản lý, sử dụng rừng, đất đai, mặt nước vùng dự án;
-
Đánh giá về hiện trạng dân sinh, kinh tế - xã hội;
-
Xác định các mục tiêu thành lập khu rừng đặc dụng đáp ứng tiêu chí rừng đặc dụng;
-
Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu rừng đặc dụng, các phân khu và vùng đệm trên bản đồ;
-
Các chương trình hoạt động, phương án ổn định đời sống dân cư vùng đệm, giải pháp thực hiện, tổ chức quản lý;
-
Xác định khái toán vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng khu rừng đặc dụng; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn, nâng cao đời sống người dân; hiệu quả đầu tư;
-
Tổ chức thực hiện dự án.
3. Hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm:
-
Tờ trình thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);
-
Dự án thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);
-
Bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng (bản chính) tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 tùy theo quy mô diện tích của khu rừng đặc dụng;
-
Tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
-
Kết quả thẩm định.
Với bài chia sẻ trên của batdongsanonline.vn, hy vọng đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn đọc về RDD là đất gì, cũng như những đặc điểm của RDD. Đất RDD thuộc nhóm đất nông nghiệp có mục đích sử dụng đặc biệt, được quy định để bảo tồn, bảo vệ, và phát triển hệ sinh thái rừng chuyên dụng. Mục tiêu chính của đất này là duy trì và bảo tồn hệ sinh thái rừng đặc biệt này. Vì vậy, cần lưu ý chỉ cho phép xây dựng các khu thực nghiệm và nghiên cứu liên quan đến bảo tồn và bảo vệ rừng. Việc xây dựng nhà ở hoặc các công trình dân dụng để phục vụ mục đích cá nhân sẽ vi phạm luật và sẽ bị xử phạt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Xem thêm: