RPH Là Đất Gì? Có Chuyển Nhượng Được Không?
Việt Nam là quốc gia có hệ sinh thái rừng tương đối đa dạng, phong phú. Rừng là loại tài nguyên có thể tái tạo và là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái. Dựa vào mục đích sử dụng, rừng phòng hộ là 1 trong 3 loại rừng chủ yếu. Vậy RPH là đất gì cũng như đặc điểm của đất RPH là gì, cùng tham khảo bài viết dưới đây
Đất RPH Là Gì?
Đất rừng phòng hộ (đất RPH) là loại đất rừng được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống hiện tượng xói mòn, sạt lỡ, lũ quét, chống việc sa mạc hóa, hạn chế các thiên tai, góp phần điều hòa khí hậu, không khí, bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đáp ứng các dịch vụ môi trường.
Căn cứ theo khoản 1 điều 5 Luật Lâm nghiệp năm 2017, dựa vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 03 loại như sau:
-
Rừng đặc dụng
-
Rừng phòng hộ
-
Rừng sản xuất.
Đặc Điểm Của RPH Theo Phân Loại
Theo quy định của khoản 3 điều 5 Luật Lâm nghiệp năm 2017, đất rừng phòng hộ được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:
-
Rừng phòng hộ đầu nguồn
Đây là những diện tích rừng thường tập trung ở thượng nguồn các dòng sông. Nó có tác dụng điều tiết nguồn nước để hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ…
-
Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay
Loại rừng này có tác dụng chủ yếu là phòng hộ nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, các khu đô thị, các vùng sản xuất và các công trình khác. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay thường tập trung ở ven biển.
-
Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển
Đây là loại rừng mọc tự nhiên hoặc được gây trồng ở cửa các dòng sông và được sử dụng chủ yếu để ngăn sóng, bảo vệ các công trình ven biển, cố định bùn cát lắng đọng để hình thành các vùng đất mới.
-
Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường
Đây là các dải rừng đã và đang được trồng xung quanh các khu dân cư, các khu công nghiệp, các đô thị lớn với chức năng chính là điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái ở những khu vực đó và kết hợp phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.
Điều Kiện Để Chuyển Nhượng Đất RPH
Khoản 1, Điều 188, Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:
-
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
-
Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
-
Đất không có tranh chấp;
-
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
-
Trong thời hạn sử dụng đất.
Nếu mảnh đất bạn muốn chuyển nhượng đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, bạn hoàn toàn có quyền chuyển nhượng phần diện tích đất này.
Điều kiện để hộ gia đình, cá nhân được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất quy định tại Điều 192, Luật Đất đai 2013 có nêu rõ:
-
Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.
Theo quy định trên đối với đất rừng phòng hộ, sẽ được giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại nơi có rừng phòng hộ để quản lý sử dụng.
Như vậy, cũng không có quy định buộc người có hộ khẩu thường trú tại xã (người ngoài xã) nơi có đất mới được giao đất rừng phòng hộ.
Những Lưu Ý Khi Chuyển Nhượng Đất RPH
Đất rừng phòng hộ là một trong những đối tượng đặc biệt, được điều chỉnh bởi Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn với những tính chất pháp lý riêng biệt, nếu không tìm hiểu và nghiên cứu kỹ, rất dễ có những nhầm lẫn đối với người sử dụng hoặc các tổ chức, cơ quan đóng vai trò quản lý.
Để đảm bảo an toàn khi thực hiện các giao dịch, mua bán, chuyển nhượng đất rừng phòng hộ bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
-
Xác minh tính pháp lý của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận là thật hay giả, có được cấp theo đúng quy định, trình tự thủ tục pháp luật hay không, thông tin ghi nhận có đúng với số liệu trên thực tế không. Nếu cần thiết, cá nhân có thể kiểm tra thông tin tại các cơ quan có thẩm quyền.
-
Tính chính chủ của quyền sử dụng đất
Người đứng ra chuyển nhượng có phải là cá nhân được cấp quyền sử dụng đất hoặc đáp ứng đủ điều kiện để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không. Nếu không là chính chủ, có giấy ủy quyền nào về việc mua bán hay không, giấy ủy quyền phải đáp ứng quy định về hình thức, công chứng chứng thực.
-
Nghĩa vụ tài chính ở thời điểm chuyển nhượng
Khi tiến hành giao dịch, các nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc sử dụng đất cần phải được thực hiện đầy đủ trước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng.
Ngoài ra, các bên cần sử dụng hợp đồng mua bán không vi phạm điều cấm của pháp luật, cân đối các điều khoản, nội dung chặt chẽ, thỏa thuận rõ ràng về giá, quyền và nghĩa vụ các bên, phương thức giải quyết tranh chấp...
Như vậy, đất RPH là đất rừng phòng hộ được sử dụng để điều tiết môi trường, ngăn chặn lũ lụt, chống xói mòn, xây dựng hệ xinh thái cân bằng, … Việc chuyển nhượng đất RPH cũng được Luật đất đai quy định rõ ràng cho người dân. Hy vọng qua bài viết này, batdongsanonline.vn đã mang đến thông tin hữu ích cho người đọc.
Xem thêm: