Đất vườn là gì? Cập nhật những thông tin mới nhất 2024
Đất vườn là loại đất rất quen thuộc tại các vùng nông thôn của nước ta. Tuy nhiên dù đã sở hữu thì cũng có không ít người không hiểu rõ đất vườn là gì, có được mua bán hay chuyển nhượng không, thời hạn sử dụng trong bao lâu. Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc thì đừng nên bỏ qua bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích.
Đất vườn là gì?
Trong Luật đất đai hiện hành mới nhất chưa có quy định cụ thể về loại hình đất vườn. Vậy đất vườn là gì? Về cơ bản đất vườn hay đất thổ vườn đều chỉ chung phần đất trồng cây lâu năm hoặc cây hàng năm và cả đất thổ cư cùng nằm trong một thửa đất chung.
Khi sở hữu đất vườn bạn chỉ có thể sử dụng để trồng cây lâu năm, cây hoa màu các loại. Trường hợp muốn xây nhà trên đất vườn thì phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng. Đất vườn có thể cùng thửa với đất thổ cư hoặc được tách thửa riêng.
Phân biệt đất vườn với đất ở và đất trồng cây lâu năm
Thực tế ngay cả khi đã hiểu đất vườn là gì, vẫn có rất nhiều người không thể phân biệt loại đất này với đất trồng cây lâu năm và đất ở. Dưới đây là bảng so sánh giữa 3 loại đất này giúp cho mọi người có thể hiểu rõ hơn:
Tiêu chí so sánh |
Đất vườn |
Đất ở |
Đất trồng cây lâu năm |
Khái niệm |
Được gắn liền với đất ở thuộc khuôn viên mỗi hộ gia đình bên trong khu dân cư. |
Là loại hình đất được sử dụng để xây dựng nhà ở kiên cố. |
Là diện tích được sử dụng kể cả ở trong và ngoài khu dân cư |
Mục đích sử dụng |
Dùng để trồng xen kẽ giữa các loại cây hàng năm với cây lâu năm hoặc giữa các cây lâu năm với nhau không tách riêng tính diện tích cho từng loại. |
Dùng để xây nhà kiên cố. Khi chủ sở hữu chưa có ý định xây nhà ở có thể dùng để trồng cây hàng năm. |
Sử dụng để chuyên trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâu năm khác cả trong và ngoài khu dân cư. |
Một số câu hỏi mới nhất liên quan đến đất vườn
Tuy trong Luật đất đai chưa có khái niệm rõ về đất vườn là gì, thế nhưng loại hình này vẫn được sử dụng để trồng cây lâu năm hoặc hàng năm một cách hiệu quả. Dưới đây là một số thắc mắc khác của các khách hàng:
Thời hạn sử dụng đất vườn là bao lâu?
Thời hạn sử dụng đất vườn được quy định tại Điều 126 Luật Đất đai năm 2013, theo đó các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sử dụng trong khoảng thời gian là 50 năm. Sau khi hết thời hạn các hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định của khoản này.
Có được xây nhà trên đất vườn không?
Đất vườn không được xếp vào bất cứ loại hình nào (đất nông nghiệp hay phi nông nghiệp). Khi muốn xây nhà trên đất vườn thì trước hết chủ sở hữu cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 57 Luật đất đai năm 2013. Điều kiện để được chuyển đổi như sau:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ tương tự chứng minh quyền sử dụng đất.
- Đất đang được sử dụng ổn định, không có tranh chấp.
- Chủ sở hữu xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải là người chấp hành đúng luật đất đai tại địa phương. Ngoài ra phải có văn bản UBND xã, phường, thị trấn có đất xác nhận.
- Diện tích đất cần chuyển đổi đúng với kế hoặc của cơ quan có thẩm quyền đã xét duyệt.
- Đất vườn muốn chuyển đổi thành đất ở phải không nằm trong phạm vi đất quy hoạch của Nhà nước.
Điều kiện để chuyển nhượng/mua bán đất vườn
Trong quá trình sử dụng đất vườn, chủ sở hữu vẫn có thể chuyển nhượng hoặc mua bán neus có nhu cầu. Tuy nhiên phải đảm bảo những điều kiện sau:
- Có đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Không có tranh chấp với bên thứ 3.
- Đất không nằm trong diện bị kê biên, phát mãi tài sản thi hành án.
Đất vườn có chuyển đổi thành đất ở được không? Thủ tục thế nào?
Theo quy định của pháp luật, đất vườn có thể chuyển đổi thành đất ở. Trình tự và thủ tục thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đủ các loại giấy tờ như sau:
- In tờ đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất vườn và điền đầy đủ thông tin.
- Có đủ 1 trong 3 loại giấy tờ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Căn cước công dân, sổ hộ khẩu.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho phòng Tài nguyên và Môi trường
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Kiểm tra các loại giấy tờ trong hồ sơ, đồng thời xác minh tính chính xác và thẩm định mục đích chuyển đổi đề cập đến trong tờ đơn.
- Hướng dẫn người nộp hồ sơ thực hiện nghĩa vụ có liên quan đến tài chính theo quy định.
- Trình giấy tờ lên UBND cấp có thẩm quyền để xác định diện tích đất đó được phép hay không được phép chuyển mục đích.
- Chỉ đạo các chủ thể có liên quan thực hiện cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính tại khu vực.
Trường hợp hồ sơ bị thiếu giấy tờ, sai sót thông tin… phòng Tài Nguyên và Môi trường sẽ hướng dẫn, thông báo cho chủ thể bổ sung hoàn thiện trong thời gian không quá 3 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu và trả kết quả
Sau khi nộp đủ tiền sử dụng đất, thời gian giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. Trường hợp các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng khó khăn không quá 25 ngày.
Trên đây là thông tin chi tiết về đất vườn là gì cũng như giải đáp thắc mắc một số câu hỏi liên quan. Batdongsanonline.vn cung cấp các thông tin liên quan đến bất động sản hấp dẫn, cập nhật mỗi ngày, bạn đọc hãy truy cập để đón đọc thêm nhiều tin tức hấp dẫn khác nhé.