[Giải đáp] Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?
Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không, có được nhà nước công nhận không là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi thực tế việc viết tay chuyển nhượng đất từ hiện nay vẫn còn diễn ra rất nhiều. Vậy thực hư của vấn đề này ra sao và pháp luật quy định như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Giấy chuyển nhượng đất viết tay là gì?
Các loại giấy tờ mua bán đất viết tay được hiểu là việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các tài sản gắn liền với đất nhưng không được công chứng hoặc không được chứng thực với các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Dù vậy nhiều người vẫn đang hiểu nhầm giấy chuyển nhượng đất viết tay cũng được xem là một dạng hợp đồng mua bán đất.
Người mua và người bán sau khi thỏa thuận và thống nhất được mức giá hợp lý sẽ tiến hành kỹ hợp đồng mua bán với nhau. Và giấy tờ này chỉ mang tính chất là thỏa thuận giữa các bên về giao dịch buôn bán lô đất nào đó.
Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?
Điều kiện để được chuyển nhượng sử dụng đất của hộ gia đình hoặc cá nhân sử dụng được quy định tại Điều 75 Luật Đất đai năm 1993 cụ thể như sau:
- Chuyển đến nơi ở mới
- Không có nhu cầu ở nữa
- Nếu là chuyển nhượng đất nông nghiệp, đất trồng rừng thì phải có thêm các điều kiện sau: Chuyển đến nơi ở mới, đổi nghề, người sở hữu không còn khả năng lao động.
Để chuyển nhượng đất thì bên mua và bên bán phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Các thủ tục chuyển nhượng sẽ được thực hiện tại UBND cấp huyện trở lên nơi có đất theo quy định tại Điều 31 Luật đất đai năm 1993.
Vậy giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không? Từ những thông tin trên có thể thấy chuyển nhượng đất bằng giấy viết tay sẽ không có giá trị pháp lý theo luật pháp quy định.
Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 129 Luật dân sự năm 2015 lại có quy định về hợp đồng sang nhượng đất không tuân thủ về mặt hình thức nhưng vẫn được Toà án công nhận hiệu lực, cụ thể:
“Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1....
Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”
Theo đó, điều kiện để Tòa án công nhận giấy chuyển nhượng đất viết tay có hiệu lực dù chưa công chứng, chứng thực là:
- Các bên đã tiến hành bàn giao đất và bàn giao tiền.
- Bên mua đã trả đủ 2/3 số tiền theo hợp đồng.
Chuyển nhượng đất bằng giấy viết tay có thể gặp phải những rủi ro gì?
Từ những thông tin trên chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không. Vậy sử dụng giấy chuyển nhượng viết tay có thể gặp phải những rủi ro gì? Cùng tìm hiểu ngay:
- Không đảm bảo về điều kiện pháp lý: giấy chuyển nhượng viết tay mà không có sự xác nhận hoặc làm chứng từ cơ quan có thẩm quyền có thể khiến tài sản chuyển nhượng không đảm bảo về tính hợp lệ. Từ đó dẫn đến trường hợp tranh chấp hoặc mất quyền sở hữu sau này.
- Giấy viết tay sang nhượng đất có thể bị làm giả mạo, người mua bị lừa và chuyển tiền cho người không phải là chủ sở hữu của lô đất đó gây thất thoát tài sản.
- Giấy viết tay theo quy định của pháp luật không đủ điều kiện để chứng minh sự chuyển nhượng và sở hữu tài sản. Vì thế khi tiến hành xác định quyền sở hữu của tài sản đó sẽ càng thêm khó khăn.
- Trường hợp sử dụng giấy chuyển nhượng đất viết tay để vay vốn ngân hàng sẽ không được ngân hàng chấp thuận.
- Trường hợp xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu cũng như tính hợp lệ của giấy chuyển nhượng viết tay, nguy cơ người mua mất tiền, thời gian và tài sản là rất lớn.
- Khi cần bán lại tài sản đã chuyển nhượng bằng giấy viết tay, việc xác định tính hợp lệ và quyền sở hữu gặp nhiều khó khăn. Việc bán tài sản cũng tốn nhiều thời gian hơn và khó để tìm được người chấp nhận mua.
Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không đã được Batdongsanonline.vn giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Để tránh những rủi ro tiềm ẩn bạn không nên sử dụng hình thức bán đất bằng giấy viết tay. Thay vào đó hãy thực hiện theo trình tự pháp lý bao gồm chứng thực và công chứng tài liệu có liên quan.