Khái toán là gì? Kinh nghiệm và cách tính mới nhất 2024

Khái toán là một thuật ngữ được dùng nhiều trong lĩnh vực xây dựng và áp dụng cho những công trình chuẩn bị được hình thành. Mục đích của phương pháp khái toán là để dự đoán các chi phí xây dựng sơ bộ chủ đầu tư cần bỏ ra khi xây dựng công trình đó. Vậy khái toán là gì và cách tính cụ thể như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Khái niệm khái toán là gì?

Trong một công trình chuẩn bị được xây dựng, các chủ đầu tư thương phải ước lượng trước tổng mức đầu tư là bao nhiêu. Vậy khái toán là gì? Khái toán được hiểu là sự ước lượng tổng mức đầu tư cho một dự án cụ thể. Để tính toán chủ đầu tư sẽ cần phải có thiết kế cơ sở hoặc dựa trên kinh nghiệm làm việc nhiều năm và số liệu thống kê để tính khái toán.

Đa phần việc tính khái toán sẽ dựa trên giá trị xây dựng của 1 diện tích nhất định. Chẳng hạn với công trình nhà ở hiện nay mức xây dựng là 2,7 – 3 triệu đồng/m2. Biến số này sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào vị trí xây dựng (nội thành hay ngoại đô), cấu tạo địa chất khu vực đó…

Khái toán là cách tính ước lượng tổng chi phí cho dự án xây dựng

Đặc điểm nổi bật của phương pháp tính khái toán

Từ những thông tin trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn khái niệm khái toán là gì. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của tính khái toán, với những ai đã và đang theo ngành xây dựng rất cần phải tìm hiểu:

Phân biệt khái toán và dự toán trong xây dựng

Khái toán khác với dự toán trong xây dựng


Bên cạnh khái niệm khái toán là gì, trong xây dựng còn có khái niệm dự toán. Dự toán trong xây dựng là phương pháp tính tổng chi phí cần đầu tư vào một dự án nào đó. Vậy dự toán và khái toán khác nhau như thế nào?

Tiêu chí

Khái toán

Dự toán

Thời điểm xác định

Giai đoạn chuẩn bị thi công dự án

Giai đoạn thi công dự án 

 

Nội dung thực hiện

Bao gồm các loại chi phí như sau:

  • Chi phí đầu tư xây dựng

  • Chi phí xây dựng

  • Chi phí hỗ trợ và tái định cư

  • Chi phí bồi thường

  • Chi phí thiết bị

  • Chi phí quản lý các dự án

  • Các chi phí khác

Bao gồm các loại chi phí sau:

  • Chi phí xây dựng

  • Chi phí thiết bị

  • Chi phí quản lý các dự án

  • Chi phí tư vấn

  • Chi phí dự phòng khác

Dữ liệu xác định

Chỉ mang tính chất khái quát, ước lượng trên lý thuyết. Vì thế độ chính xác không quá cao.

Để tránh mọi trường hợp rủi ro có thể xảy ra, nhà thầu sẽ tính toán chi phí khái toán cao hơn mức giá của thị trường.

Tính chi phí dựa trên dữ liệu cụ thể: Dự toán thi công móng, thiết kế mái, hành lang… Số liệu dự toán có độ chính xác cao và có thể lưu lại để khái quát cho các công trình tiếp theo.

Yêu cầu về độ chính xác

Sẽ chênh lệch khoảng +20% hoặc -20% so với giá trị thực của dự án

Có độ chính xác cao, chỉ cho phép chênh lệch khoảng +10% hoặc -10% so với giá trị thực.

Cách tính khái toán giá trị xây dựng

Tính khái toán dựa trên kinh nghiệm và các số liệu chủ đầu tư cung cấp

Sau khi đã hiểu rõ về khái toán là gì, chắc hẳn bạn sẽ muốn biết thêm về cách tính khái toán trong xây dựng. Trước khi tính toán cụ thể, chủ đầu tư cần thu thập một số thông tin cần thiết về công trình chuẩn bị xây dựng và gửi cho thủ thầu. Những thông tin đó bao gồm:

Chủ thầu sẽ dựa vào những giấy tờ được cung cấp trên để thẩm định công trình và tính khái toán. Quá trình tính toán sẽ được thể hiện qua 3 bảng: Bảng tiên đoán dự đoán, bảng tổng hợp kinh phí dự toán và bảng tổng hợp kinh phí vật tư.

Kinh nghiệm tính khái toán sơ bộ tổng mức đầu tư cho người mới

Không phải ai sau khi hiểu rõ khái toán là gì có thể bắt tay ngay vào thực hiện tính toán. Việc này đòi hỏi rất lớn về kinh nghiệm trong xây dựng của các nhà thầu. Để có được mức khoái toán tốt nhất, nhà thầu bắt buộc phải hiểu rõ quy mô xây dựng của dự án trước khi tính toán chi tiết. Phần này phụ thuộc nhiều vào trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ đầu tư phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho nhà thầu.

Để việc khái toán có độ chính xác cao, chủ đầu tư và nhà thầu cần gặp nhau để trình bày rõ nhu cầu, xem xét các vấn đề trong tương lai như có muốn mở rộng thêm hay không thì mới đưa ra được chiến lược xây dựng và kế hoạch cụ thể nhất.

Một điểm nữa cần lưu ý chính là đơn vị thầu xây dựng phải chú ý đến địa hình, địa chất của vị trí thi công công trình. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chi phí xây dựng kết cấu móng. Chủ đầu tư cũng cần chuẩn bị thêm một số khoản cần thiết đề phòng trường hợp bão giá hay chi phí tăng lên do kết cấu đất yếu.

Khái toán là gì và cách tính toán cụ thể đã được chia sẻ trong bài viết trên đây. Hy vọng đã giúp cho bạn có được những thông tin bổ ích nhất. Batdongsanonline.vn liên tục cập nhật những tin tức hấp dẫn nhất về bất động sản, hãy truy cập mỗi ngày để đón đọc nhé.