Bản đồ Hải Dươngcùng những thông tin quy hoạch mới nhất sẽ giúp bạn có được cái nhìn đầy đủ về địa phương này. Đồng thời biết được thị trường bất động sản của tỉnh có gì biến động, tiềm năng phát triển ra sao. Cùng tìm hiểu ngay về những vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Quy hoạch mới nhất về bản đồ Hải Dương năm 2024
Tỉnh Hải Dương nằm ở khu vực đồng bằng sông Hồng và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ. Từ Hải Dương về TP Hà Nội khá gần, chỉ 57km vì thế xét theo vị trí địa lý địa phương này có thể xếp vào vùng thủ đô.
Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang.
Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng
Phía Tây giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hưng Yên.
Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.
Tổng quan về tỉnh Hải Dương
Tên đơn vị:
Tỉnh Hải Dương
Khu vực:
Đồng bằng sông Hồng
Tỉnh lỵ:
Thành phố Hải Dương
Phân chia hành chính:
2 thành phố, 1 thị xã, 9 huyện
Dân số:
1.936.774 người
Dân tộc
Kinh
Diện tích:
1.668,20 km²
Mật độ dân số:
1.161 người/km²
Biển số xe:
34
Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương
Tỉnh Hải Dương có 12 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện với 235 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 47 phường, 178 xã và 10 thị trấn. Cụ thể thể hiện trên bản đồ hành chính như sau:
2 Thành phố: TP Hải Dương, TP Chí Linh
1 Thị xã: Thị xã Kinh Môn
9 huyện: huyện Bình Giang, huyện Cẩm Giàng, huyện Gia Lộc, huyện Kim Thành, huyện Nam Sách, huyện Ninh Giang, huyện Thanh Hà, huyện Thanh Miện, huyện Tứ Kỳ.
Bản đồ Hải Dương về quy hoạch giao thông
Hải Dương là tỉnh không giáp biển nhưng lại sở hữu đường thuỷ nội địa rất phát triển Hơn nữa nơi đây còn có hệ thống đường sắt và nhiều tuyến quốc lộ đi qua giúp giao thông của tỉnh được đánh giá cao. Cụ thể:
Đường bộ: Quốc lộ 5 dài 44,8km; quốc lộ 18 dài 20km; quốc lộ 37; quốc lộ 38 dài 13 km; quốc lộ 38B dài 145,06km; quốc lộ 10, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng quy mô cấp quốc gia.
Đường sắt: Nổi bật với tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy song song với đường 5 với nhiệm vụ chở hàng hoá và hành khác. Ngoài ra còn có thêm tuyến đường sắt Yên Viên – Cái Lân chuyên chở hàng hoá nông lâm thổ sản từ các tỉnh miền núi phía bắc ra nước ngoài thông qua cảng Cái Lân (Quảng Ninh).
Đường thuỷ: Tỉnh Hải Dương có 16 tuyến sông chính với tổng chiều dài 40km, các loại tàu thuyền trọng tải 500 tấn trở về có thể qua lại dễ dàng.
Khi đến với vùng đất Hải Dương bạn sẽ có cơ hội được thăm quan nhiều di tích, danh lam thắng cảnh đẹp cũng như tham gia hàng loạt các lễ hội lớn của tỉnh. Có thể kể đến như: Đền Côn Sơn – Kiếp Bạc, đền Cao, văn miếu Mao Điền, khu danh thắng Phượng Hoàng, đào Cò, chùa Giám, lễ hội Côn Sơn, lễ hội đền Yết Kiêu, lễ hội Tuần Tranh…
Định hướng phát triển không gian vùng Hải Dương
Với lợi thế đông dân cư, Hải Dương có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy tỉnh Hải Dương sẽ chia thành các không gian, lãnh thổ, KCN, không gian nông lâm ngư nghiệp, hành lang đô thị… khác nhau:
Phát triển công nghiệp: Quy hoạch đến năm 2025 toàn tỉnh có 38 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1765 ha. Đồng thời phát triển thêm các điểm công nghiệp địa phương với khoảng 300 – 350 điểm sản xuất thủ công nghiệp, làng nghề.
Định hướng phát triển nông – lâm nghiệp: phát triển theo hướng hiện đại hoá toàn diện, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất để đảm bảo an toàn lương thực cho tỉnh và 1 phần cho quốc gia. Đồng thời tập trung trồng và bảo vệ rừng.
Đánh giá thị trường BĐS Hải Dương
Cùng với cơn sốt bất động sản khu vực ven đô Hà Nội, Hải Dương được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ trở thành thị trường mới đầy tiềm năng trên bản đồ địa ốc 2024 để nhà đầu tư yên tâm khai thác. Có được điều này là nhờ sự hoàn thiện trong hệ thống hạ tầng giao thông cùng vị trí kết nối trực tiếp với những vùng kinh tế trọng điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh…
2 năm khủng hoảng kinh tế do dịch Covid 19 cùng các hoạt động điều chỉnh chính sách đã tác động không nhỏ đến tình hình bất động sản Hải Dương. Tuy nhiên so với năm 2021 và nửa đầu năm 2022, giá nhà đất tại tỉnh đã tăng trưởng khoảng 20% cho thấy thị trường BĐS vẫn rất được quan tâm.
Giai đoạn cuối năm 2023 và năm 2024, một số phân khúc có điểm sáng đó là bất động sản nghỉ dưỡng, công nghiệp, nhà ở xã hội thu nhập thấp dư địa tiềm năng vẫn còn lớn. Hải Dương có dân số đông với 85% dân số sống ở nông thôn nên có tiềm năng rất lớn về bất động sản công nghiệp và nhà ở xã hội thu nhập thấp.
Một yếu tố nữa giúp thị trường mua bán nhà đất Hải Dương tăng nhiệt là do nơi đây còn khá nghèo nàn về khu vui chơi, khu nghỉ dưỡng xứng tầm. Khi hạ tầng giao thông đã đồng bộ thì hạ tầng cơ sở sẽ được chú trọng đầu tư để thu hút lao động, cư dân và du khách. Là cơ hội cho các nhà đầu tư yên tâm mua bán nhà đất.
Trên đây là những phân tích về bản đồ Hải Dương cũng như những vấn đề liên quan đến thị trường bất động sản của tỉnh. Hy vọng rằng những tin tức này của Batdongsanonline sẽ giúp bạn đọc đưa ra được những cơ hội đầu tư kịp thời.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng đảm bảo rằng thông tin trong bài viết này là chính xác và đáng tin cậy khi được đăng tải, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không nên dựa vào thông tin trong bài viết này để đưa ra quyết định về tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc vấn đề pháp lý. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào dựa trên thông tin trong bài viết này.