Nằm ở cửa ngõ của Thành phố Hồ Chí Minh, huyện Hóc Môn có hệ thống đường quốc lộ, đường vành đai, tỉnh lộ, hương lộ khá hoàn chỉnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về bản đồ hành chính huyện Hóc Môn, bản đồ quy hoạch huyện Hóc Môn về giao thông, sử dụng đất và phát triển không gian. Từ đó biết được tiềm năng phát triển bất động sản của khu vực này như thế nào, hãy cùng theo dõi.
Bản đồ hành chính huyện Hóc Môn
► Thông tin tổng quan:
Theo bản đồ hành chính, huyện Hóc Môn nằm ở phía Tây Bắc của TP Hồ Chí Minh với hạ tầng giao thông khá hoàn chỉnh. Ngoài ra khu vực này còn sở hữu hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt để phát triển giao thông đường thuỷ. Nơi đây cũng sở hữu nhiều thắng cảnh du lịch hấp dẫn để du khách có thể ghé thăm và trải nghiệm.
Tên đơn vị
Huyện Hóc Môn
Vùng
Đông Nam Bộ
Diện tích
109,17 km²
Dân số
542.000 người (năm 2019)
Hành chính
Huyện Hóc Môn Thành Phố Hồ Chí Minh gồm 11 xã: Xã Bà Điểm, Xã Đông Thạnh, Xã Nhị Bình, Xã Tân Hiệp, Xã Tân Thới Nhì, Xã Tân Xuân, Xã Thới Tam Thôn, Xã Trung Chánh, Xã Xuân Thới Đông, Xã Xuân Thới Sơn, Xã Xuân Thới Thượng.
Vị trí
Huyện Hóc Môn nằm ở phía Tây Bắc TPHCM, có vị trí địa lý:
Phía Đông giáp thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương với ranh giới là sông Sài Gòn
Phía Tây giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Phía Nam giáp Quận 12, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh
Phía Bắc giáp huyện Củ Chi.
► Đặc điểm nổi bật:
✔ Nằm ở cửa ngõ của Thành phố Hồ Chí Minh, Hóc Môn có hệ thống đường quốc lộ, đường vành đai, tỉnh lộ, hương lộ khá hoàn chỉnh.
✔ Hạ tầng giao thông
Đường thủy: Hóc Môn có sông Sài Gòn đoạn chảy qua địa bàn huyện dài 17km và một hệ thống sông rạch chằng chịt (Rạch Bến Cát, Rạch Bà Hồng, Rạch Tra, kinh Cầu Xáng). Sông, kênh rạch cũng là thế mạnh về giao thông đường thủy, tất cả tạo cho huyện một vị trí thuận lợi để phát triển công nghiệp và đô thị hóa, hỗ trợ cho nội thành giảm áp lực dân cư đồng thời là vành đai cung cấp thực phẩm cho thành phố.
Đường bộ: Có quốc lộ 22 (nay là đường Xuyên Á) đoạn chạy qua Hóc Môn dài 5 km, quốc lộ 1A dài 2 km (An Sương – Bà Điểm) và các tỉnh lộ (tỉnh lộ 9, 14, 15, 16), hương lộ (hương lộ 70, 80,12, 65…) tạo điều kiện giao thông thuận lợi giữa huyện với thành phố và các quận, huyện và tỉnh lân cận.
✔ Ngoài ra huyện Hóc Môn còn sở hữu những địa điểm tham quan như di tích Ngã Ba Giồng, vườn trầu Bà Điểm, Bảo tàng Hóc Môn...cùng nhiều di tích tôn giáo khác như: chùa Hoằng Pháp, Chơn Đức Thiền Viện, đền Phan Công Hớn…
Bản đồ quy hoạch huyện Hóc Môn
► Cơ cấu kinh tế quy hoạch:
Trong tương lai, cơ cấu kinh tế khu vực hướng tới là ngành công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp kinh tế vườn.
Cải tạo lại và chỉnh trang thêm, chủ yếu phát triển các dự án nhà ở, khu chung cư. Đảm bảo đầy đủ các nhu cầu thiết yếu, công trình phúc lợi công cộng trong khu vực.
► Tính chất, chức năng:
Khu dân cư đô thị hóa và khu dân cư nông thôn góp phần thực hiện giãn dân của khu vực nội thành cũ và phân bố lại dân cư trên địa bàn thành phố.
Khu, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
Trung tâm công cộng cấp thành phố khu vực phía Tây Bắc (dịch vụ, thương mại, văn hóa, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, công viên văn hóa, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi kết hợp du lịch sinh thái).
Cửa ngõ quốc tế đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
► Hướng bố cục quy hoạch và phân khu chức năng gồm:
Các khu công nghiệp, tiểu và thủ công nghiệp: Ngoài xây dựng nhà máy nước Tân Hiệp, trên địa bàn huyện cũng có sắp xếp một số cụm công nghiệp tại xã Xuân Thới Sơn diện tích 50ha, xã Bà Điểm diện tích 60 ha, xã Đông Thạnh diện tích 80ha, Thị trấn huyện lỵ là 10ha. Các cơ sở công nghiệp hiện hữu và xây dựng mới được bố trí đầu tư xử lý ô nhiễm thì được phép xây dựng xen lẫn trong khu dân cư.
Các khu dân cư bao gồm dân cư đô thị và dân cư nông thôn.
Khu dân cư thị trấn Huyện lỵ: Thuộc phía Đông của Quốc lộ 22, có vị trí trung tâm đối của huyện. Diện tích: 180ha, số dân dự kiến chứa được: 60.000 người, mật độ xây dựng chung là 25 – 30%, đối với khu cũ cải tạo là 35%.
Khu dân cư Tân Xuân: Thuộc phía Đông của Quốc lộ 22. Diện tích: 400ha, số dân dự kiến: 120.000 người, mật độ xây dựng chung là 25 – 30%, khu cũ cải tạo là 35%.
Khu dân cư Thới Tứ: Thuộc phía Đông của thị trấn Hóc Môn, nằm trong địa bàn xã Thới Tam Thôn. Diện tích: 40ha, dân số dự kiến: 13.000 người, mật độ xây dựng chung là 25 – 30%.
Khu dân cư công nghiệp Đông Thạnh: Vị trí nằm tại khu vực ngã tư tỉnh lộ 9 giao với tỉnh lộ 16, trong địa bàn xã Đông Thạnh. Diện tích: 180ha, dân số dự kiến: 52.000 người, mật độ xây dựng chung là 25 – 30%.
Khu dân cư thị tứ Cầu Lớn: Thuộc phía Tây Quốc lộ 22 và sát kênh An Hạ, thuộc địa bàn xã Xuân Thới Sơn và Xuân Thới Thượng. Diện tích tự nhiên: 150ha, dân số dự kiến: 32.000 người, mật độ xây dựng chung: 20 – 25%.
Khu dân cư Bà Điểm: Vị trí nằm về phía Tây Quốc lộ 22, thuộc xã Bà Điểm. Diện tích tự nhiên: 200ha, dân số dự kiến: 55.000 người, mật độ xây dựng chung: 20 – 25%.
Khu dân cư Bùi Môn (Tân Xuân) – Xuân Thới Sơn: Thuộc phía Tây Quốc lộ 22, trong xã Tân Xuân và Xuân Thới Sơn. Diện tích tự nhiên: 250ha, dân số dự kiến: 76.000 người, mật độ xây dựng chung: 25 – 30%.
Khu dân cư Tân Thới Nhì (chạy dọc Quốc lộ 22 từ ngã tư Hóc Môn đến ngã ba Hồng Châu): Diện tích tự nhiên 200ha, dân số dự kiến 62.000 người, mật độ xây dựng chung là 25 – 30%.
Dân cư nông thôn: Chủ yếu nằm tại các xã Nhị Bình, Đông Thạnh, Thới Tam Thôn, Tân Hiệp, Bà Điểm, Xuân Thới Thượng và tuyến kênh An Hạ trong khu vực nông trường Nhị Xuân. Tổng diện tích dành cho khu dân cư ước tính vào khoảng 1.650ha, dân số dự kiến: 180.000 người, mật độ xây dựng thưa kết hợp xen canh cùng đồng ruộng
Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường hiện hữu : như Hương lộ 65,70,80 ; đường Trung Chánh-Tân Hiệp, đường Nhị Xuân…
Cải tạo mở rộng bến xe An Sương (bến bãi xe tải kết hợp bến xe khách liên tỉnh), quy mô khoảng 5 ha.
Tạo các không gian đô thị xanh, cùng cùng các công trình công cộng.
Có nên đầu tư vào thị trường BĐS huyện Hóc Môn năm 2024?
Trong tình thế thị trường bất động sản cả nước đang có chiều hướng đi xuống thì thị trường mua bán đất Hóc Môn lại vẫn có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc. So với giai đoạn đầu năm, các giao dịch mua bán tại đây đã tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên huyện Hóc Môn nếu xét về số lượng nguồn cung dự án thì vẫn thấp hơn nhiều so với các huyện khác của TPHCM như Bình Chánh, Củ Chi. Khu vực này tập trung chủ yếu vào 2 loại hình nhà đất và đất nền.
Huyện Hóc Môn có hạ tầng giao thông khá hoàn chỉnh, giao thông thông suốt và liên kết tốt. Hơn nữa nơi đây còn sở hữu hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt nên có thể phát triển cả giao thông đường bộ và đường thuỷ. Với quỹ đất rộng, khi các chủ đầu tư lựa chọn để phát triển dự án thì đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong năm 2024.
Trên đây là những thông tin chính xác về bản đồ hành chính và bản đồ quy hoạch huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh. Hi vọng những thông tin hữu ích mà Batdongsanonline chia sẻ sẽ giúp bạn tìm ra được hướng đầu tư đúng đắn nhất.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng đảm bảo rằng thông tin trong bài viết này là chính xác và đáng tin cậy khi được đăng tải, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không nên dựa vào thông tin trong bài viết này để đưa ra quyết định về tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc vấn đề pháp lý. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào dựa trên thông tin trong bài viết này.