Bản đồ Ninh Bình & thông tin quy hoạch mới nhất 2024

Thúy Nga |

Ninh Bình thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách Hà Nội khoảng 95km với kinh tế phát triển, hạ tầng giao thông hoàn thiện cùng tiềm năng về du lịch. Thông tin quy hoạch mới nhất về bản đồ Ninh Bình và thị trường bất động sản của tỉnh sẽ được gửi đến quý bạn đọc qua bài viết dưới đây.

Bản đồ Ninh Bình cùng những tin tức quy hoạch cụ thể

Tỉnh Ninh Bình có vị trí chiến lược khi là ranh giới tiếp giáp giữa 3 khu vực Tây Bắc, Châu thổ Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Không chỉ có nền kinh tế rất phát triển mà Ninh Bình còn nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đẹp không thể bỏ qua. Địa giới hành chính của tỉnh như sau:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam
  • Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định qua sông Đáy
  • Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình
  • Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và Biển Đông
Bản đồ tỉnh Ninh Bình cập nhật mới nhất
Bản đồ tỉnh Ninh Bình cập nhật mới nhất

 

Tổng quan về tỉnh Ninh Bình

Tên đơn vị:

Tỉnh Ninh Bình

Khu vực:

Đồng bằng sông Hồng

Tỉnh lỵ:

Thành phố Ninh Bình

Phân chia hành chính:

2 thành phố, 6 huyện

Dân số:

993.920 người

Dân tộc

Kinh, Mường

Diện tích:

1.386,8 km²

Mật độ dân số:

717 người/km²

Biển số xe:

35

Bản đồ Ninh Bình về mặt hành chính

Bản đồ Ninh Bình về mặt hành chính
Bản đồ Ninh Bình về mặt hành chính

 

Tỉnh Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố và 6 huyện với 143 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 119 xã, 17 phường và 7 thị trấn. Cụ thể được thể hiện trên bản đồ hành chính như sau:

  • 2 Thành phố: TP Ninh Bình, TP Tam Điệp
  • 6 huyện: huyện Gia Viễn, huyện Hoa Lư, huyện Kim Sơn, huyện Nho Quan, huyện Yên Khánh, huyện Yên Mô.

Thông tin quy hoạch giao thông tỉnh Ninh Bình

Quy hoạch giao thông tỉnh Ninh Bình
Quy hoạch giao thông tỉnh Ninh Bình

 

Tỉnh Ninh Bình là điểm nút giao thông quan trọng của Bắc Bộ với 11 tuyến quốc lộ đi qua, dàn đều trên tất cả các huyện, thị xã, thanh phố trong tỉnh. Có thể kể đến như quốc lộ 1, quốc lộ 10, quốc lộ 12, quốc lộ 21B, quốc lộ 37C, cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng… Ngoải ra, đường sắt và đường thuỷ của tỉnh cũng rất phát triển. Quy hoạch giao thông Ninh Bình thời gian tới như sau:

  • Đường bộ: Xây dựng, nâng cấp hoàn thiện giao thông đối ngoại với các QL1 (đạt quy mô 4 làn xe), QL10 (đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe), quốc lộ 38B (tiêu chuẩn đường cấp II, 2 làn xe).
  • Đường sắt: Theo quy hoạch đến năm 2025, xây dựng hoàn chỉnh ga đường sắt tại phương Nam Bình, ga đường sắt hiện tại sẽ được chuyển thành ga hàng hóa, kho bãi tập kết hàng. Dự kiến năm 2030 sẽ hoàn thành cải tạo, nâng cấp đường sắt quốc gia hiện có đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia cấp I.
  • Đường thủy: Cải tạo, nạo vét luồng tuyến, nâng cấp và xây mới cảng, bến thủy dọc sông Hoàng Long, sông Đáy, sông Vạc để phục vụ giao thông đường thủy liên kết mạng lưới vận tải, du lịch.
=>>> Xem thêm: Bản đồ Hà Nam & thông tin quy hoạch mới nhất 2024

Bản đồ du lịch tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình nổi tiếng với nhiều thắng cảnh đẹp
Ninh Bình nổi tiếng với nhiều thắng cảnh đẹp

 

Ninh Bình là trung tâm du lịch trọng điểm của Việt Nam và sở hữu tới 4 danh hiệu UNESCO với quần thể di sản thế giới Tràng An, ca trù, tín ngưỡng thờ Mẫu và khu dự trữ sinh quyển thế giới Bãi ngang - Cồn Nổi. Những địa điểm du lịch nổi tiếng khi đến Ninh Bình đó là: Cố đô Hoa Lư, quần thể danh thắng Tràng An, chùa Bái Đính, Tam Cốc – Bích Động, VQG Cúc hương, núi Non Nước…

Quy hoạch phát triển không gian vùng Ninh Bình

Phân vùng phát triển đô thị của tỉnh được chia thành 4 phân vùng phát triển. Từ đó giúp kết nối đô thị với vùng cảnh quan di sản văn hoá thiên nhiên và các vùng sinh thái nông nghiệp thông qua hạ tầng giao thông hoàn thiện. 4 phân vùng bao gồm:

  • Khu vực đô thị trung tâm: khu đô thị hiện hữu, khu đô thị mở rộng về phía Nam, phía Bắc
  • Quần thể danh thắng Tràng An: Cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tràng An – Tam Cốc – Bích Động, rừng nguyên sinh đặc dụng
  • Khu vực Bái Đính: khu đô thị Bái Đính, khu nông thôn Bái Đính
  • Vùng nông thôn: trung tâm Ninh Hải – Ninh Thắng, Ninh Vân, Mai Sơn.

Đánh giá chung về thị trường bất động sản Ninh Bình

Bất động sản Ninh Bình sở hữu nhiều tiềm năng phát triển
Bất động sản Ninh Bình sở hữu nhiều tiềm năng phát triển

Sau 2 năm đại dịch Covid-19 đầy biến động, thị trường mua bán nhà đất Ninh Bình đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc hơn trước, các giao dịch nhà đất chủ yếu diễn ra ở các khu vực trung tâm như TP Ninh Bình, Tam Điệp. Năm 2022, bất động sản Ninh Bình đang dần chững lại, giá nhà đất cũng chỉ tăng nhẹ 4 - 6% không còn sốt như thời gian trước. Không chỉ ở Ninh Bình mà ở tất cả các tỉnh thành đều ảnh hưởng do nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái nhẹ.

Nhiều chuyên gia khẳng định rằng, bước sang năm 2024 khi kinh tế dần phục hồi trở lại, giá bất động sản sẽ theo đó mà tăng trưởng trở lại. Đặc biệt, Ninh Bình lại sở hữu lợi thế lớn về giao thông và du lịch nên rất dễ để thị trường bất động sản lên ngôi. 

Tuy nhiên thực trạng bong bóng bất động sản của tỉnh vẫn còn là vấn đề lớn khiến nhiều nhà đầu tư cần phải cân nhắc. Chính quyền địa phương cũng đã có nhiều cảnh báo về vấn đề này, do vậy cần phải có sự kiểm tra, theo dõi sát sao để tránh mua phải dự án, lô đất không đảm bảo giá trị pháp lý hoặc chưa hoàn thiện hạ tầng.

Trên đây là những thông tin chi tiết về bản đồ Ninh Bình và thông tin quy hoạch bất động sản mới nhất mà Batdongsanonline muốn gửi đến quý bạn đọc. Chúc các nhà đầu tư lựa chọn được những cơ hội đầu tư chính xác, mang đến lợi nhuận lâu dài.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng đảm bảo rằng thông tin trong bài viết này là chính xác và đáng tin cậy khi được đăng tải, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không nên dựa vào thông tin trong bài viết này để đưa ra quyết định về tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc vấn đề pháp lý. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào dựa trên thông tin trong bài viết này.