Đất Hiếm Là Gì? Việt Nam Có Đất Hiếm Không?

Thúy Linh |
Theo dõi trên
Đất hiếm (hay RE) được mệnh danh là “vitamin của nền công nghiệp hiện đại”. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Vậy đất hiếm là gì? Liệu đất hiếm có thật sự hiếm? Và người ta ứng dụng chúng như thế nào vào sản xuất và vận hành? Hãy cùng batdongsanonline.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm đất hiếm 

Cách đây không lâu, báo chí nước ngoài đã đưa tin về việc Trung Quốc có thể sẽ hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ. Việc này khiến truyền thống các nước xôn xao trong một thời gian dài. Vì không giống như nhiều người nghĩ, thiếu hụt đất hiếm gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Đặc biệt là đối với các ngành nông nghiệp, công nghiệp nặng, y tế và sản xuất vũ khí.
Đất hiếm là gì mà khiến nhiều quốc gia phải thèm khát?
Đất hiếm được nhiều quốc gia coi trọng

Đất hiếm là gì?

Đất hiếm là gì? Chúng là một nhóm gồm 17 loại vật chất có từ tính và tính điện hóa đặc biệt. Không giống như nhiều người nghĩ, đất hiếm thật ra không hề “hiếm”. Ngoại trừ prometi, tất cả chúng đều có trữ lượng dồi dào trong lớp vỏ Trái Đất. Thậm chí, Xeri có trữ lượng nhiều hơn cả đồng.
Vậy tại sao chúng lại được gọi là “đất hiếm”? Vì chúng phân bố phân tán ở khắp nơi nhưng mỗi nơi chỉ có trữ lượng rất thấp. Khó khai thác, khó tách quặng, chi phí đắt đỏ, gây ô nhiễm môi trường… Chính những điều đó đã biến chúng trở thành đất hiếm.

Các loại đất hiếm

Đất hiếm được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1787 ở làng Ytterby, Thụy Điển. Tính đến nay, người ta đã khám phá được 17 nguyên tố đất hiếm trên Trái Đất. Bao gồm scandi, yttri và 15 nguyên tố của nhóm Lantan. Chi tiết cụ thể về từng loại nguyên tố sẽ được trình bày ở bảng dưới đây.

Bảng tổng hợp các loại đất hiếm hiện nay
Bảng tổng hợp các loại đất hiếm hiện nay

Ứng dụng quan trọng của đất hiếm

Ngoài câu hỏi đất hiếm là gì thì còn một vấn đề nữa mà rất nhiều người thắc mắc: chúng được ứng dụng ra sao? Chúng quan trọng và cần thiết đến mức nào đối với đời sống của con người? Thì câu trả lời chính là chúng quan trọng đến mức không nguyên tố nào có thể thay thế được. Đất hiếm xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực, cụ thể là trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế… 

Ứng dụng đất hiếm trong công nghiệp 

Đầu tiên phải kể đến ngành công nghiệp kính. Đây là ngành công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào đất hiếm. Các nguyên tố như cerium, lanthanum và lutetium… thường được sử dụng để tạo màu sắc và đánh bóng bề mặt kính. 
Ứng dụng quan trọng tiếp theo của đất hiếm là để sản xuất nam châm vĩnh cửu cho máy phát điện, ổ đĩa, mô tơ. Hoặc dùng làm các vật liệu siêu dẫn, vật liệu phát quang, chất xúc tác trong công nghệ lọc dầu. Đất hiếm còn được sử dụng trong các thiết bị sử dụng công nghệ laze.
Ngoài ra, gadolinium, samarium và yttrium còn là những thành phần không thể thiếu của ngành công nghệ truyền dữ liệu. Chúng thường được dùng trong các hệ thống nhận và phát tín hiệu vô tuyến. Ví dụ như hệ thống radar dẫn đường, sợi cáp quang hay thậm chí là tên lửa.

Ứng dụng của đất hiếm trong công nghiệp
Ứng dụng của đất hiếm trong công nghiệp

 

Ứng dụng trong nông nghiệp

Đất hiếm thường được sử dụng để tăng cường phân bón cho cây trồng. Các sản phẩm phân vi lượng cũng chứa thành phần đất hiếm, giúp cải thiện năng suất của cây trồng và đồng thời bảo vệ chúng khỏi các loại sâu bệnh.

Có những nghiên cứu đã thực hiện việc thử nghiệm việc thêm các thành phần của đất hiếm vào thức ăn cho chăn nuôi và để chống mối mọt. Những nghiên cứu này có tiềm năng bảo vệ cây trồng một cách hiệu quả.

Ứng dụng trong y tế

Đất hiếm có ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực y tế, bao gồm việc sản xuất các sản phẩm như thiết bị phẫu thuật, thuốc trị ung thư, máy tạo nhịp tim và thuốc chống viêm khớp.
Ngoài ra, chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong các ứng dụng khác như trong việc sản xuất ống nhòm, động cơ máy bay và như phụ gia trong hệ thống khí thải của xe hơi để giảm thiểu phát thải.

Tác hại của đất hiếm là gì?

Tác động đến sức khỏe

Việc hiểu rõ đất hiếm là gì cũng đồng nghĩa với việc nắm rõ những tác hại mà nó mang lại cho môi trường và sức khỏe con người. Trong đất hiếm, có rất nhiều nguyên tố độc hại, bao gồm cả những nguyên tố có độ phóng xạ cao. Do đó, việc khai thác không đảm bảo có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đối với môi trường.

Sự phát ra của các tia phóng xạ từ đất hiếm cũng làm cho môi trường trở nên nguy hiểm đối với những người tiếp xúc. Vì vậy, việc khai thác và kiểm soát nguồn đất hiếm trên khắp thế giới luôn nhận được sự quan tâm nghiêm ngặt.

Quy trình khai thác đất hiếm trên toàn cầu thường đòi hỏi sử dụng công nghệ cao. Mặc dù không quá phức tạp, nhưng việc khai thác này có thể gây ra những tác động nặng nề đối với sức khỏe của người lao động.

Tác động đối với môi trường của đất hiếm là gì?

Khi tiến hành khai thác đất hiếm, môi trường xung quanh các khu mỏ và các trung tâm xử lý quặng thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có hai vấn đề nghiêm trọng thường được nhắc đến là ô nhiễm không khí và ô nhiễm đất.

Quá trình thực hiện khai thác đất hiếm bằng công nghệ cao cũng có thể gây ra sự tàn phá mạnh mẽ đối với môi trường. Khi đó, hệ sinh thái của chúng ta đối diện với nguy cơ nghiêm trọng khi phải đối mặt với lượng lớn sản phẩm phụ gốc kim loại được thải ra.

Vì vậy, các cơ sở khai thác đất hiếm trên toàn cầu đều phải tuân thủ và kiểm soát một cách nghiêm ngặt. Mọi quy trình khảo sát và thực hiện khai thác đều phải được nghiên cứu cẩn thận trước khi thực hiện.

Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các quốc gia đặc biệt coi trọng việc quản lý khai thác. Nhờ điều này, họ đảm bảo bảo vệ nguồn đất hiếm và giảm thiểu các rủi ro và tác động có hại đối với cuộc sống của con người và môi trường tự nhiên.

Việt Nam có đất hiếm không? Trữ lượng và tiềm năng của đất hiếm ở Việt Nam

Đất hiếm là gì và ở Việt Nam có đất hiếm hay không là câu hỏi được nhiều người quan tâm bình luận hiện nay. Trữ lượng đất hiếm trên toàn cầu là 120 triệu tấn, theo ước tính của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Việt Nam có khoảng 22 triệu tấn trữ lượng và tài nguyên đất hiếm, xếp hạng thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc. Năm quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất trên thế giới bao gồm: Trung Quốc (44 triệu tấn), Việt Nam (22 triệu tấn), Brazil (21 triệu tấn), Nga (21 triệu tấn), và Ấn Độ (6,9 triệu tấn)...
Theo "Kế hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản quý hiếm giai đoạn 2021-2030, và tầm nhìn đến năm 2050," dự kiến trong khoảng thập kỷ tới đến năm 2030, Việt Nam dự kiến sẽ khai thác khoảng 2 triệu tấn quặng đất hiếm mỗi năm.

Việt Nam đứng thứ 3 trong trữ lượng đất hiếm toàn cầu
Trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam đứng thứ 2 thế giới

Đặc điểm phân bố và trữ lượng đất hiếm

Tài nguyên đất hiếm tại Việt Nam chủ yếu tập trung ở khu vực Tây Bắc của đất nước. Vùng này đã được tiến hành thăm dò và xác định giá trị kinh tế của nhiều mỏ đất hiếm. Đặc biệt, khu vực Tây Bắc có sự đa dạng về đá magma kiềm và đá magma á kiềm, chứa nhiều nguyên tố đất hiếm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các mỏ đất hiếm.

Các mỏ đất hiếm gốc tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. Trong số này, mỏ đất hiếm kiểu quặng gốc ở Lai Châu hiện có trữ lượng lớn nhất trên toàn quốc và có khả năng khai thác theo quy mô công nghiệp. Tại tỉnh Lai Châu, ghi nhận có tới 4 mỏ đất hiếm, là những điểm chính trong lĩnh vực khai thác đất hiếm.

Bên cạnh đó, còn tồn tại mỏ đất hiếm dạng hấp phụ ion tại tỉnh Lào Cai. Ngoài ra, một số mỏ đất hiếm khác cũng đã được phát hiện tại các tỉnh như Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An, Kon Tum, Lâm Đồng...

Nước ta sở hữu nhiều nhiều mỏ khoáng đất hiếm
Nước ta sở hữu nhiều nhiều mỏ khoáng đất hiếm

Tiềm năng và khó khăn trong khai thác đất hiếm ở Việt Nam

Ở phần trên, bên cạnh việc giải thích đất hiếm là gì, chúng tôi còn nhắc đến một vấn đề quan trọng khác. Đó là hiện nay nước ta vẫn chưa thể đưa đất hiếm ra xuất khẩu dù đang sở hữu trữ lượng khá lớn. 
Trung Quốc vẫn đang là quốc gia dẫn đầu trong mảng này. Vậy thì nước ta đang gặp khó khăn gì trong khai thác? Và liệu chúng ta có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp này không?

Chúng ta có tiềm năng, nhưng cũng gặp không ít khó khăn khi khai thác đất hiếm
Chúng ta có tiềm năng, nhưng cũng gặp không ít khó khăn khi khai thác đất hiếm
 
  • Tiềm năng: Việt Nam có tài nguyên đất hiếm lớn. Và các mỏ đất hiếm chủ yếu thuộc nhóm nhẹ với điều kiện khai thác khá thuận lợi. Quan trọng nhất, hàm lượng đất hiếm trong các mỏ đều thuộc dạng trung bình và cao
  • Khó khăn: Chúng ta chỉ mới có thể tiến hành các hoạt động khai thác nhỏ. Một phần là do công nghệ còn lạc hậu, chủ yếu khai thác thủ công. Một phần là do kỹ thuật của ta chưa đủ để chiết lọc quặng thô thành quặng tinh chất. Chính vì vậy mà ta vẫn chưa thể tận dụng triệt để các nguồn tài nguyên sẵn có.

Dự kiến khai thác 2 triệu tấn đất hiếm mỗi năm giai đoạn 2021 - 2030

Quyết định số 866 về "Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050" vừa được Chính phủ phê duyệt định rõ kế hoạch khai thác khoảng 2 triệu tấn quặng đất hiếm mỗi năm.

Kế hoạch phát triển nguồn khoáng sản, bao gồm trữ lượng và khai thác tài nguyên, cho thấy rằng có trữ lượng khoáng sản đất hiếm trên 3,472 triệu tấn, và ước tính tài nguyên khoảng 16,350 triệu tấn, tổng cộng là hơn 19,821 triệu tấn.

Kế hoạch đặt mục tiêu quan trọng đối với các loại khoáng sản chiến lược và quan trọng (như bô xít, titan, đất hiếm...) và yêu cầu các doanh nghiệp có giấy phép khai thác mỏ phải có đủ năng lực và phải đầu tư vào các dự án chế biến phù hợp, sử dụng công nghệ tiên tiến và trang thiết bị hiện đại, đồng thời phải đảm bảo bảo vệ môi trường.

Đối với khoáng sản đất hiếm, các doanh nghiệp có giấy phép khai thác mỏ cũng phải có đủ năng lực và đầu tư vào các dự án chế biến phù hợp (sản phẩm tối thiểu là tổng các oxít, hydroxit và muối của đất hiếm có hàm lượng TREO từ 95% trở lên) và khuyến khích sản xuất các nguyên tố đất hiếm riêng rẽ (REO).

Mục tiêu tập trung vào nguồn lực trong nước và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đầu tư vào việc chế biến sâu các loại khoáng sản như bô xít, titan, đất hiếm, niken, cromit...

Theo quyết định, trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, sẽ hoàn thành các dự án thăm dò đã có giấy phép tại một số mỏ đất hiếm ở Lai Châu, nâng cấp và mở rộng các mỏ đã được cấp phép khai thác, và đầu tư thăm dò mới tại Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.

Dự kiến khai thác 2 triệu tấn đất hiếm mỗi năm giai đoạn 2021 - 2030
Khai thác 2 triệu tấn đất hiếm mỗi năm giai đoạn 2021 - 2030

Trong giai đoạn từ năm 2031 đến 2050, sẽ tiến hành thăm dò bổ sung các mỏ đất hiếm đã có giấy phép khai thác, và thăm dò tại 1-2 điểm mới tại Lai Châu và Lào Cai. Cùng với đó, sẽ tìm kiếm công nghệ và thị trường khai thác liên quan đến chế biến sâu khoáng sản đất hiếm đã được cấp phép khai thác tại các mỏ như Đông Pao (Lai Châu), Yên Phú (Yên Bái). Đồng thời, hoàn thành nhà máy chế biến đất hiếm tại xã Yên Phú (huyện Văn Yên, Yên Bái) và dự kiến đầu tư mới dự án khai thác mỏ tại Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.

Theo quyết định, trong giai đoạn đến năm 2030, tổng sản lượng khai thác dự kiến đạt khoảng 2 triệu tấn quặng nguyên khai mỗi năm.

Trong giai đoạn 2031-2050, dự kiến duy trì hoạt động của các dự án hiện có, đầu tư mở rộng khai thác mỏ Đông Pao và đầu tư thêm 3-4 dự án mới tại Lai Châu, Lào Cai, nếu có sự hợp tác từ các nhà đầu tư liên quan từ thăm dò, khai thác, đến chế biến và kết nối với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tổng sản lượng khai thác dự kiến trong giai đoạn này là hơn 2.1 triệu tấn quặng nguyên khai mỗi năm.

Về phần chế biến, trong giai đoạn đến năm 2030, kế hoạch bao gồm hoàn thành đầu tư nhà máy chế biến đất hiếm tại Yên Bái. Để chế biến các ôxit đất hiếm (TREO), dự kiến sẽ đầu tư từ 3 dự án thủy luyện-chế biến đất hiếm tại các tỉnh như Lai Châu và Lào Cai, với sản phẩm chế biến dự kiến đạt từ 20.000 đến 60.000 tấn mỗi năm đến năm 2030.

Còn đối với đất hiếm riêng rẽ (REO), sẽ đầu tư mới các dự án chiết tách-chế biến tại các tỉnh như Lai Châu và Lào Cai hoặc các địa điểm phù hợp với sản phẩm chế biến đất hiếm riêng rẽ, đ

Mặt khác, ô nhiễm môi trường cũng là một trong những vấn đề hàng đầu các quốc gia phải đối mặt khi tiến hành khai thác đất hiếm. Thật nực cười khi đất hiếm vốn được sử dụng để chế tạo các vật liệu thân thiện với môi trường. Nhưng chính quá trình khai thác chúng lại gây ô nhiễm đất, nước và không khí vô cùng nghiêm trọng.
Vậy tổng kết lại, đất hiếm là gì? Đất hiếm chính là khoáng sản chiến lược, là những nguyên tố quan trọng bậc nhất của tương lai. Vì vậy, ta cần có các chính sách khai thác thật hợp lý để tận dụng tốt loại “vàng mười” này vào phát triển đất nước. Đồng thời, đi kèm với khai thác, phải triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường và phòng ngừa ô nhiễm tương ứng.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng đảm bảo rằng thông tin trong bài viết này là chính xác và đáng tin cậy khi được đăng tải, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không nên dựa vào thông tin trong bài viết này để đưa ra quyết định về tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc vấn đề pháp lý. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào dựa trên thông tin trong bài viết này.