DDT Là Đất Gì? Quy Định Mới Nhất Về Đất Có Di Tích Lịch Sử

Thúy Linh |

DDT là đất gì? Tại Việt Nam diện tích của loại đất này có nhiều hay không và được quy định như thế nào? Chắc hẳn đây là thắc mắc của rất nhiều người khi tìm hiểu về loại đất này. Nếu bạn cũng đang có cùng thắc mắc thì đừng nên bỏ qua bài viết dưới đây của Bất động sản online để có được câu trả lời cụ thể nhé.

Giải đáp thắc mắc DDT là đất gì?

DDT là một ký hiệu đất trên bản đồ địa chính dùng để thay thế cho tên của đất có di tích lịch sử. Loại đất này sẽ bao gồm các công trình mang tính chất lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên, bao gồm diện tích mặt nước, vườn cây và diện tích làm nơi bán đồ lưu niệm, khách sạn, nhà nghỉ, nơi bán vé… nằm trong khu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đó.
Điều kiện để trở thành đất di tích lịch sử là phải được Nhà nước xếp hạng hoặc được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ. Đất DDT sẽ không bao gồm đất có di tích lịch sử - văn hoá đang sử dụng vào mục đích đất ở, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, đất rừng đặc dụng và các loại đất phi nông nghiệp khác.

DDT là ký hiệu của đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh
DDT là ký hiệu của đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh

Quy định mới nhất về đơn vị quản lý đất DDT

Những quy định này được nêu rõ tại Khoản 1, điều 158 Luật đất đai năm 2013. Bao gồm các nội dung như sau:
Với đất có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh do cá nhân, hộ gia đình hoặc các tổ chức trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật thì cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đó phải chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng đất.
Trường hợp những khu đất DDT không thuộc quy định tại điểm a, Khoản 1, điều 158 Luật đất đai thì UBND cấp xã trở lên, nơi có di tích – danh lam thắng cảnh là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý.
Nếu đất bị lấn chiếm, bị sử dụng không đúng mục đích, sử dụng trái pháp luật thì chủ tịch UBND cấp xã trở lên nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Nhiều quy định mới được ban hành về đất DDT
Nhiều quy định mới được ban hành về đất DDT

Giải đáp thắc mắc liên quan đến đất có di tích lịch sử DDT

Sau khi đã hiểu rõ DDT là đất gì, vẫn còn rất nhiều thắc mắc của người dân liên quan đến việc sử dụng loại đất này. Dưới đây là những câu hỏi tiêu biểu và giải đáp chi tiết:

Về nghĩa vụ đóng thuế đất của đất có di tích lịch sử văn hoá

Theo quy định tại Điều 2, Thông tư 153/2011/TT-BTC, đất DDT thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và được sử dụng cho mục đích công cộng. Vì thế loại đất này không phải đóng thuế theo quy định của pháp luật.

Có được phép doanh trên đất DDT không?

Người dân được phép kinh doanh trên đất có di tích lịch sử - văn hoá, tuy nhiên phải được sự cho phép của cơ quan quản lý di tích. Những hạng mục được phép kinh doanh bao gồm: kinh doanh nhà hàng, bãi đỗ xe, nhà bán đồ lưu niệm, khách sạn, nhà nghỉ và các công trình khác phục vụ tham quan du lịch thuộc khuôn viên khu di tích lịch sử – văn hoá.

Ngoài ra, để được kinh doanh hợp pháp thì trước hết người dân phải đảm bảo khu di tích lịch sử – văn hóa này đã được Nhà nước xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ.

Người dân được phép kinh doanh trên đất DDT 
Người dân được phép kinh doanh trên đất DDT 

Có được chuyển đổi mục đích sử dụng đất DDT không?

Về vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng của đất có di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh đã được quy định tại khoản 2, Điều 158, Luật đất 2013. Theo đó trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất DDT vào mục đích khác thì phải thông qua các cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời mục đích chuyển đổi phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Việc tự ý chuyển đổi hoặc sử dụng đất DDT khi chưa có sự cho phép của cơ quan nhà nước là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu bị phát hiện, người sử dụng đất sẽ phải chịu phạt theo quy định hiện hành.

Có được thế chấp đất di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh không?

Theo Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất có quyền thế chấp quyền sử dụng đất. Tại điều 158 cũng chỉ quy định rõ về trách nhiệm chính trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sao cho phù hợp với quy hoạch và phải có văn bản chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy vẫn có thể thế chấp đất DDT theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Đất DDT là đất có di tích lịch sử văn hóa trên bản đồ địa chính Việt Nam, bao gồm tất cả các công trình mang tính chất văn hóa – lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh có mặt trên diện tích đất. Đất DDT bao gồm diện tích mặt nước, diện tích khu vực bán đồ lưu niệm, nhà nghỉ, khách sạn, vườn cây, khu vực bán vé thuộc khu di tích lịch sử văn hóa hay danh lam thắng cảnh đó. Với loại đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh này người dân được phép kinh doanh dưới sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền, được phép thế chấp và chuyển đổi mục đích sử dụng. 

Xem thêm: 

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng đảm bảo rằng thông tin trong bài viết này là chính xác và đáng tin cậy khi được đăng tải, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không nên dựa vào thông tin trong bài viết này để đưa ra quyết định về tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc vấn đề pháp lý. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào dựa trên thông tin trong bài viết này.