Đất chưa sử dụng là gì là vấn đề được khá nhiều người quan tâm đến hiện nay. Trong luật Đất đai năm 2013 cũng đã quy định rất rõ về nhóm đất này giúp cho mọi người dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu. Khái niệm, vai trò và những quy định liên quan đến pháp luật về đất chưa sử dụng sẽ được Bất động sản online cung cấp đầy đủ thông tin qua bài viết dưới đây.
Thông tin chung về đất chưa sử dụng
Khái niệm đất chưa sử dụng là gì?
Vẫn chưa có quy định rõ ràng về khái niệm đất chưa sử dụng trong văn bản pháp luật. Nhưng xét theo quy định của Luật Đất đai ban hành năm 2013 về nhóm đất chưa sử dụng thì có thể hiểu đây là loại đất chưa đủ điều kiện hoặc chưa xác định được sẽ sử dụng vào mục đích gì. Và nhà nước chưa giao đất cho tổ chức, hộ gia đình hay cá nhân nào sử dụng lâu dài. Hiện nay tại Việt Nam, có khoảng hơn 1,2 triệu ha diện tích thuộc nhóm đất chưa sử dụng. Vì vậy nhà nước cần có những kế hoạch cụ thể để đưa vào khai thác và sử dụng một cách hợp lý nhất. Bởi đất đai là nguồn tài sản quý giá của 1 quốc gia, trong đó đất chưa sử dụng là nguồn nguyên liệu của thị trường nhà đất với tác dụng đảm bảo an toàn về tài chính, các nhu cầu sản xuất, xây dựng… trong tương lai.
Phân loại và ký hiệu trên bản đồ địa chính của đất chưa sử dụng
Điều 58 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã quy định rõ nhóm đất chưa sử dụng sẽ bao gồm những loại sau:
Đất bằng chưa sử dụng – ký hiệu: BCS
Đất đồi núi chưa sử dụng – ký hiệu: DCS
Núi đá không có rừng cây – ký hiệu: NCS
Đặc điểm, tính chất của đất chưa sử dụng
Sau khi đã hiểu rõ đất chưa sử dụng là gì, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những đặc điểm của loại đất này để các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức dễ dàng sử dụng hơn trong tương lai khi được phân sở hữu: Thời hạn sử dụng: Quy định tại khoản 3 Điều 132 Luật đất đai; theo đó đất chưa sử dụng được UBND cấp xã trở lên giao cho cá nhân, hộ gia đình để phục vụ nuôi trồng thuỷ hải sản, làm nông nghiệp không quá 5 năm và dưới hình thức đấu giá. Tiền thu được từ việc cho thuê đất nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Hạn mức giao đất: không được vượt quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 Luật Đất đai 2013 và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản này và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Vấn đề đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng
Như đã nói ở trên, đất chưa sử dụng sẽ được chính quyền địa phương cấp xã trở lên giao cho hộ gia đình hoặc cá nhân dưới hình thức đấu giá cho thuê trong thời hạn tối đa 5 năm. Trong thời gian này, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm quản lý và bảo vệ quỹ đất chưa sử dụng để đăng ký vào hồ sơ địa chính khi thống kê. Kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước. Sau đó chính quyền địa phương sẽ lên kế hoạch khai hoang, đầu tư cải tạo sao cho phù hợp với mục đích sử dụng. Cụ thể:
Đối với mục đích nông nghiệp: ưu tiên giao cho hộ gia đình hoặc cá nhân để trực tiếp sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản…
Đối với những vùng biên giới, hải đảo, vùng cao, vùng sâu vùng xa, vùng nhiều đất ít người: ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng để thực hiện kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng. Chính sách hỗ trợ miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp hợp này
Một số câu hỏi liên quan đến đất chưa sử dụng
Thực tế nhiều người vẫn còn khá mơ hồ với khái niệm đất chưa sử dụng là gì. Bởi vậy có không ít câu hỏi được đặt ra liên quan đến nhóm đất này; và dưới đây là những thắc mắc được hỏi nhiều nhất:
Đất chưa sử dụng có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Nhiều người khi đấu giá đất chưa sử dụng để thuê lại thành công đều có chung thắc mắc này. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra, hoặc là đất không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc vì lý do nào đó người sử dụng đất không thực hiện theo các thủ tục luật định. Vì thế đối với đất chưa sử dụng, khi có quy hoạch, kế hoạch giao đất thì tùy từng trường hợp sẽ được cấp giấy chứng nhận hay không. Điều này đã được quy định rõ tại Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Ngoài những trường hợp được nêu trong điều khoản này thì nếu đủ điều kiện sẽ được cấp.
Về quyền thừa kế sử dụng đất chưa được cấp giấy phép chứng nhận
Những cá nhân được để lại thừa kế là quyền sử dụng đất khi có giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều này quy định rõ tại Điều 188 Luật đất đai 2013. Ngoài ra thửa đất thừa kế phải đáp ứng được các điều kiện sau:
Đất không có tranh chấp
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
Trong thời hạn sử dụng đất
Tóm lại, nếu người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ thuộc khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 hoặc thuộc Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và đáp ứng điều kiện thừa kế thì có quyền lập di chúc để định đoạt thửa đất đó cho người thừa kế. Trường hợp người để lại thừa kế đã mất nhưng chưa làm thủ tục cấp giấy chứng nhận thì người nhận thừa kế phải nộp đủ các loại giấy tờ liên quan như: Biên bản thỏa thuận của gia đình; giấy tờ chứng minh nguồn gốc mảnh đất (khi chưa có sổ đỏ); giấy tờ tùy thân của các thành viên có quyền thừa kế; giấy đăng ký kết hôn… được quy định tại điều 100, 101 Luật Đất đai 2013.) thì mới có thể làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất được thừa kế.
Kết luận
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về đất chưa sử dụng là gì và những vấn đề liên quan. Việc nắm rõ về nhóm đất này và các quy định có liên quan sẽ giúp người sở hữu khai thác hiệu quả hơn và hạn chế những trường hợp sử dụng sai với mục đích chung của nhà nước.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng đảm bảo rằng thông tin trong bài viết này là chính xác và đáng tin cậy khi được đăng tải, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không nên dựa vào thông tin trong bài viết này để đưa ra quyết định về tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc vấn đề pháp lý. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào dựa trên thông tin trong bài viết này.