Đất Trồng Lúa Nước Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Đất LUC

Thúy Linh |
Theo dõi trên

Đất trồng lúa nước thuộc nhóm đất nông nghiệp và được quy định rõ ràng trong luật Đất đai năm 2013. Tuy vậy nhiều người vẫn còn nhầm lẫn loại đất này với đất trồng lúa cũng như không biết đất trồng lúa nước có chuyển đổi thành đất thổ cư được hay không. Tất cả những vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Bất động sản online.

Tổng quan về đất trồng lúa nước

Đất trồng lúa nước là gì?

Trong phân loại các nhóm đất nông nghiệp thì đất trồng lúa là khái niệm để chỉ một loại hình đất thích hợp cho việc trồng và sản xuất các loại cây lúa nước. Đất trồng lúa sẽ bao gồm 2 hình thái là đất chuyên trồng lúa nướcđất trồng lúa khác (Lúa nương, đồi…).
Theo đó đất trồng lúa nước sẽ bao gồm cả ruộng bậc thang. Hàng năm sẽ cấy trồng từ 2 vụ lúa trở lên tính cả trường hợp xen canh, luân canh với các loại cây hàng năm khác. Những trường hợp đột xuất chỉ trồng cấy được 1 vụ hoặc không sử dụng trong thời gian không quá 1 năm vẫn được tính là đất trồng lúa nước.

Đất trồng lúa nước thuộc nhóm đất nông nghiệp
Đất trồng lúa nước thuộc nhóm đất nông nghiệp

Ký hiệu của loại đất trồng lúa nước

Đất trồng lúa nước thuộc nhóm đất nông nghiệp và trên bản đồ địa chính được ký hiệu là LUC.

Đất trồng lúa nước có chuyển đổi lên đất thổ cư được không?

Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người đang sở hữu đất trồng lúa nước. Theo quy định tại Điều 134 Luật đất đai năm 2013, việc chuyển đổi từ đất trồng lúa nước sang mục đích phi nông nghiệp bao gồm cả đất thổ cư hiện đại đang bị hạn chế nhưng không bị cấm hoàn toàn.
Trong những trường hợp thật sự cần thiết, nhà nước phải có biện pháp bổ sung diện tích đất trồng lúa lại để đảm bảo sản xuất, sinh hoạt phục vụ.  Để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ (Theo Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT) bao gồm:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Xuất trình chứng minh nhân dân/căn cước công dân nếu được yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền.
Có thể chuyển đổi đất trồng lúa nước thành đất thổ cư
Có thể chuyển đổi đất trồng lúa nước thành đất thổ cư

Thời gian giải quyết thủ tục của cơ quan có thẩm quyền là:

  • Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất).
  • Không quá 25 ngày đối với các hải đảo, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Các bước chuyển đổi đất trồng lúa nước sang đất ở

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật, bạn hãy thực hiện việc chuyển đổi theo các bước như sau:

  • Bước 1. Mang nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường. Nếu hồ sơ thiếu sót hoặc  chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì người tiếp nhận sẽ có nhiệm vụ thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh trong thời gian không quá 3 ngày.
  • Bước 2. Sau khi tiếp nhận và xử lý hồ sơ, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Tiếp đến cán bộ hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định để được cấp phép chuyển mục đích sử dụng đất và chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
  • Bước 3. Trả kết quả: Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sau khi cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Hướng dẫn các bước chuyển đổi đất trồng lúa nước thành đất thổ cư
Hướng dẫn các bước chuyển đổi đất trồng lúa nước thành đất thổ cư

Chi phí chuyển đổi như thế nào? Có đắt không?

Điều 10 Luật đất đai 2013 quy định đất trồng lúa nước thuộc nhóm đất nông nghiệp. Vì thế phí chuyển đổi được tính theo trường hợp chuyển từ đất nông nghiệp lên đất ở bao gồm các khoản như sau:

 Chi phí chuyển đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Chi phí chuyển đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố
  • Tiền sử dụng đất: Đây là khoản tiền nhiều nhất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư (đất ở). Bao gồm 2 trường hợp chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở và chuyển từ đất nông nghiệp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở.
  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới: Là khoản phí mà hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định các tổ chức, cá nhân cần phải nộp khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lệ phí tuỳ thuộc vào từng địa phương chứ không cố định.
  • Lệ phí trước bạ: Do Chính phủ quy định là 0,5%. Giá đất tính phí trước bạ căn cứ theo bảng giá nhà, đất do UBND tỉnh, thành phố ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.
  • Phí thẩm định hồ sơ: Phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nên. Mức thu phí có thể khác nhau giữa các tỉnh thành, và không phải tỉnh thành nào cũng thu loại phí này.

Sử dụng đất trồng lúa sai mục đích bị phạt ra sao?

Theo Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, khi người sử dụng đất trồng lúa sử dụng đất khác với mục đích ban đầu của đất, họ sẽ bị xử phạt theo quy định. Cụ thể, hình thức xử phạt có thể bao gồm một hoặc nhiều biện pháp sau:

  1. Phạt tiền: Người sử dụng đất có thể bị áp đặt mức phạt tiền tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm và quy định tại Luật Xử phạt hành chính.

  2. Yêu cầu khắc phục: Người sử dụng đất có thể bị yêu cầu khắc phục vi phạm bằng cách chuyển đổi lại mục đích sử dụng đất về mục đích ban đầu hoặc thực hiện các biện pháp khác để phục hồi tình trạng đất ban đầu.

  3. Thu hồi đất: Trường hợp vi phạm nghiêm trọng, cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định thu hồi đất từ người sử dụng đất và chuyển giao cho mục đích sử dụng đất khác phù hợp.

Mức phạt và biện pháp cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào tình huống vi phạm và quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Điều này nhằm đảm bảo sự bảo vệ và quản lý hiệu quả việc sử dụng đất trồng lúa, đồng thời duy trì nguồn đất nông nghiệp và bảo vệ lợi ích của người nông dân.

Diện tích vi phạm Mức phạt do vi phạm
I. Ở nông thôn
1. Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng
Dưới 0,5 ha 02 - 05 triệu đồng
 Từ 0,5 ha đến dưới 01 ha 05 - 10 triệu đồng
Từ 01 ha đến dưới 03 ha 10 - 20 triệu đồng
Từ 03 ha trở lê  20 - 50 triệu đồng
2. Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối
Dưới 0,1 ha 03 - 05 triệu đồng
Từ 0,1 ha đến dưới 0,5 ha 05 - 10 triệu đồng
Từ 0.5 ha đến dưới 01 ha 10 - 20 triệu đồng
Từ 01 ha đến dưới 03 ha  20 - 30 triệu đồng
Từ 03 ha trở lên 30 - 70 triệu đồng
3. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp
Dưới 0,01 ha 03 - 05 triệu đồng
Từ 0,01 ha đến dưới 0,02 ha 05 - 10 triệu đồng
Từ 0,02 ha đến dưới 0,05 ha 10 - 15 triệu đồng
Từ 0,05 ha đến dưới 0,1 ha 15 - 30 triệu đồng
Từ 0,1 ha đến dưới 0,5 ha 30 - 50 triệu đồng
Từ 0,5 đến dưới 01 ha 50 - 80 triệu đồng
Từ 01 ha đến dưới 03 ha 80 - 120 triệu đồng
Từ 03 ha trở lên  
II. Ở khu vực đô thị (mức phạt bằng 02 lần mức phạt tại nông thôn)
Đất trồng lúa nước chuyển nhượng cần đáp ứng một số điều kiện theo quy định

 

Đất trồng lúa nước có chuyển nhượng được không?

Theo quy định, điều kiện chuyển nhượng đất trồng lúa thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

  1. Đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người nhận thừa kế phải đáp ứng các yêu cầu sau:
  • Tất cả người nhận thừa kế không được là người nước ngoài định cư ở nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam.
  • Người nhận thừa kế không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tuy nhiên, nếu họ nhận được chuyển nhượng hoặc tặng quyền sử dụng đất thừa kế, hoặc nếu họ chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp, thì họ có thể thực hiện quyền sử dụng đất sau khi có quyết định giao đất hoặc cho thuê đất.
  1. Đối với việc chuyển nhượng thửa đất trồng lúa, có hai điều kiện phải tuân thủ:
  • Đất không có tranh chấp.
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, và đất chuyển đổi phải nằm trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài các yêu cầu trên, người sử dụng đất cũng phải tuân thủ các điều kiện khác được quy định tại Điều 190 Luật đất đai năm 2013. Điều này đòi hỏi việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp chỉ được thực hiện trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng phải được đáp ứng.

      3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Như vậy, Theo quy định của Luật đất đai mới nhất thì đất trồng lúa thuộc nhóm đất nông nghiệp. Bên cạnh việc canh tác, sản xuất nông nghiệp trên thửa đất của mình, người sử dụng đất còn phải thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ và chức năng theo quy định của luật hiện hành.Trên đây là những thông tin chi tiết về đất trồng lúa nước để quý bạn đọc tham khảo. Đừng quên truy cập vào batdongsanonline.vn của chúng tôi để đón đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác.

Xem thêm: 

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng đảm bảo rằng thông tin trong bài viết này là chính xác và đáng tin cậy khi được đăng tải, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không nên dựa vào thông tin trong bài viết này để đưa ra quyết định về tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc vấn đề pháp lý. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào dựa trên thông tin trong bài viết này.