Theo pháp luật hiện hành quy định mới nhất được xác định trên Luật Cư trú 2020, tại khoản 8 Điều 2 địa chỉ thường trú là nơi mà công dân thường xuyên sinh sống, mang tính chất ổn định, lâu dài và đã được
đăng ký thường trú tại địa chỉ đó theo quy định pháp luật về cư trú.
Địa chỉ thường trú được pháp luật công nhận, hợp pháp và thời gian cư trú ổn định. Mỗi người chỉ được đăng ký một địa chỉ thường trú.
Quy định địa chỉ thường trú đổi mới theo Luật Cư Trú năm 2020
Phân biệt địa chỉ thường trú và địa chỉ tạm trú
|
Địa chỉ thường trú
|
Địa chỉ tạm trú
|
Địa điểm sinh sống
|
Công dân thường xuyên sinh sống, ổn định và không có thời gian ở một chỗ đồng thời cá nhân đã được đăng ký thường trú tại nơi đó.
|
Công dân ở, sinh hoạt ngoài nơi đã đăng ký thường trú và cá nhân đã thực hiện việc đăng ký tạm trú ở đó.
|
Nơi có thẩm quyền đăng ký
|
-
Nếu là thành phố trực thuộc trung ương thì nơi giải quyết là tại cơ quan công an quận, huyện, thị xã
-
Nếu là tỉnh thì nơi giải quyết là tại cơ quan công an xã, thị trấn thuộc của huyện và công an thị xã, thành phố thuộc của tỉnh
|
Công an xã, phường hoặc thị trấn tại nơi đăng có nhu cầu đăng ký tạm trú
|
Điều kiện đăng ký
|
-
Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình.
-
Trường hợp đặc biệt công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình theo quy định tại điều 20 Luật Cư trú năm 2020.
|
Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
|
Hệ quả
|
Cấp sổ hộ khẩu
|
Cấp sổ tạm trú
|
Thời hạn
|
Không thời hạn
|
|
Cách xác định địa chỉ thường trú đúng
Địa chỉ thường trú ghi nhận trên cơ sở dữ liệu gồm: Số nhà, tên đường, phường, quận, thành phố. Thông thường, có 2 cách xác định địa chỉ thường trú phổ biến nhất:
- Cách 1: Xác định địa chỉ duy nhất của công dân kể từ khi sinh ra cho tới nay. Địa chỉ này phải thỏa mãn mọi điều kiện hợp pháp theo quy định hiện hành.
- Cách 2: Thay đổi địa chỉ thường trú theo nhu cầu của công dân. Tuy nhiên việc này không được chênh lệch nhiều về thời gian cư trú. Ví dụ: công dân đổi địa chỉ thường trú từ Nam Định (nơi sinh ra) lên Hà Nội (nơi học tập và làm việc lâu dài).
Thủ tục đăng ký địa chỉ thường trú
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ (Hồ sơ bao gồm: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.)
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an cấp xã nơi đăng ký thường trú, có thể nộp theo 2 cách:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã (Hồ sơ có thể nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu. Trường hợp nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu nộp bản sao giấy tờ đó.)
- Nộp hồ sơ trực tuyến qua các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến như: Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công qua Cổng dịch vụ công quốc gia, hoặc qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Bước 3: Bổ sung hồ sơ nếu có hướng dẫn từ cơ quan có thẩm quyền và nhận Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả khi hồ sơ đã hợp lệ.
Bước 4: Nộp lệ phí đăng ký cư trú căn cứ theo quy định của từng địa phương.
Bước 5: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).
Thời hạn giải quyết thủ tục: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Hướng dẫn ghi địa chỉ thường trú đúng cách
Trên thực tế, có không ít người băn khoăn không biết nên ghi địa chỉ thường trú theo số CMND/thẻ CCCD hay sổ hộ khẩu.
Theo Luật Cư trú 2006, quy định tại Điều 24 thì địa chỉ thường trú được xác định như sau: Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Như vậy, trong trường hợp này địa chỉ thường trú của công dân được xác định theo sổ hộ khẩu. Không xác định theo Thẻ căn cước công dân (CCCD) và Thẻ chứng minh nhân dân (CMND).
Địa chỉ thường trú ghi theo sổ hộ khẩu là chuẩn xác nhất
Ngoài ra, các bạn cũng nên lưu ý. Từ tháng 7/2021, Bộ Công an sẽ không còn cấp mới sổ hộ khẩu giấy cho mọi công dân. Do đó, thay vì xác định địa chỉ thường trú trú theo sổ hộ khẩu, công dân cần xác định địa chỉ thường trú của cá nhân và gia đình theo Cơ sở dữ liệu cư trú quốc gia Việt Nam.
Việc xác định địa chỉ thường trú chính xác rất quan trọng. Hãy chú ý kiểm tra giấy tờ nhân thân để không ghi sai địa chỉ thường trú khi làm giấy tờ quan trọng. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích.