Đô thị hoá là quá trình tất yếu khi nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia ngày càng phát triển. Ở Việt Nam, quá trình này cũng đang diễn ra nhanh chóng tại nhiều tỉnh thành khác nhau. Vậy đô thị hoá là gì và có tác động như thế nào đến kinh tế, giáo dục và văn hoá xã hội của nước ta? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.
Đô thị hóa là gì?
Rất nhiều người đã nghe đến cụm từ đô thị hoá, nhưng lại chưa thực sự hiểu rõ đô thị hoá là gì. Thực chất đây chính là quá trình mở rộng thị trường dựa trên tỷ lệ phần trăm dân số trên tổng số dân của toàn khu vực của một quốc gia. Ngoài ra, đô thị hoá còn được tính theo thời gian với tên gọi là tốc độ đô thị hoá.
Những quốc gia có thu nhập cao tại châu Âu và châu Úc đang dẫn đầu về đô thị hoá, chiếm 80%. Còn với các nước đang phát triển thì tốc độ đô thị hoá diễn ra chậm hơn, chiếm khoảng 35%. Quá trình này sẽ giúp các khu vực có tiềm năng phát triển được nhà nước quan tâm nhiều hơn cả về kinh tế và xã hội.
Song song với mô hình đô thị hoá là mô hình đô thị hoá tự phát. Điều này thường diễn ra ở những khu vực có tình trạng dân nhập cư hợp pháp cao dẫn đến dân số tăng đột biến. Khả năng quản lý của cơ quan nhà nước những khu vực này cũng còn hạn chế. Dẫn đến ảnh hưởng lớn vào quá trình đô thị hoá chung của một quốc gia.
Đặc trưng nổi bật của quá trình đô thị hoá
Khi đô thị hoá diễn ra, lối sống thành thị trở nên phổ biến hơn và có sự điều chỉnh rõ nét. Quá trình này được biểu hiện bởi những đặc trưng sau đây:
Tỷ trọng cư dân thành thị tăng nhanh hơn trong tổng số cư dân hiện có.
Dân số chuyển từ nông thôn lên thành phố lớn tăng cao.
Sinh hoạt theo lối sống thành thị dần được thể hiện rõ nét hơn với: cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị đa dạng, xuất hiện nhiều ngôi nhà cao tầng,…
Nhiều khu công nghiệp mới được hình thành với công suất lớn; thu hút lao động từ các vùng nông thôn lên thành thị để tìm kiếm việc làm.
Các hình thức đô thị hóa
iện nay, đô thị hóa có 3 hình thức chính, bao gồm: đô thị hóa ngoại vi, đô thị hóa nông thôn và đô thị hóa tự phát. Đặc điểm của mỗi hình thức này như sau:
Đô thị hóa nông thôn: đây là quá trình phát triển nông thôn và xây dựng lối sống thành thị ở khu vực nông thôn (hình thức nhà cửa, cách sống, phong cách sinh hoạt…). Hình thức này là cách tăng trưởng đô thị theo xu hướng bền vững và có tính quy luật.
Đô thị hóa ngoại vi: đây là quá trình phát triển mạnh khu vực ngoại vi của thành phố do ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp… tạo ra các cụm liên đô thị, đô thị… góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn.
Đô thị hóa tự phát: đây là quá trình phát triển thành phố do sự gia tăng dân số quá mức và tỷ lệ di dân từ nông thôn đến khu vực thành thị lớn dẫn đến tình trạng thất nghiệp, giảm sút chất lượng cuộc sống.
Ảnh hưởng của đô thị hoá đến kinh tế – xã hội và môi trường
Đô thị hoá là gì là khái niệm ngày càng quen thuộc trong cuộc sống hiện đại. Sự đô thị hoá ở Việt Nam tác động cả về mặt tích cực và tiêu cực đến tình hình kinh tế, xã hội và môi trường. Dưới đây là những tác động cụ thể:
Tác động tích cực
Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước, tạo ra nhiều công việc cho người lao động để sử dụng lao động một cách chất lượng hơn. Đồng thời giúp tổng thu nhập bình quân đầu người tăng cao, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Thúc đẩy công cuộc mở cửa hội nhập của đất nước với các nền kinh tế phát triển trên thế giới.
Tạo sức hút với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế để phát triển lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
Giải quyết tình trạng thiếu hụt việc làm cho nhân công lao động trên cả nước, đặc biệt là lao động phổ thông.
Áp dụng các phương pháp khoa học tiên tiến để khai thác tối đa tiềm năng một số ngành nghề dịch vụ.
Tạo nền kinh tế mở cho các doanh nghiệp mà không cần phụ thuộc vào Nhà nước.
Tạo nên thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn và đa dạng hơn.
Thời đại công nghệ 4.0 giúp gắn kết thế giới nhanh chóng
Vấn đề xử lý nước thải, hạn chế sử dụng tài nguyên môi trường… được triệt để.
Tác động tiêu cực
Xã hội dần phân chia giai cấp giàu nghèo rõ rệt hơn.
Do nguồn lao động di chuyển đến các thành phố lớn để tìm kiếm việc làm khiến quá trình sản xuất ở nông thôn bị thiếu nhân lực, bị trì trệ.
Áp lực về thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, cơ sở hạ tầng quá tải… dẫn đến bất ổn về đảm bảo an ninh và xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội.
Rác thải sinh hoạt, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi… tăng lên nhanh chóng; đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Lưu lượng xe lưu thông lớn dẫn đến tình trạng tắc đường, tai nạn giao thông tăng cao tại các đô thị lớn.
Thị trường bất động sản chịu tác động thế nào từ đô thị hoá?
Không chỉ tác động đến kinh tế, môi trường và các mặt của xã hội; mà hiện tượng đô thị hoá còn ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bất động sản nước ta. Những tác động cụ thể bao gồm:
Diện tích đất bị thiếu hụt trong khi nhu cầu ở tăng cao
Tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và những tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp; nhu cầu về nhà ở đang tăng cao mỗi năm. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hoá. Đặc biệt với những người có thu nhập thấp càng khó để tìm cho mình một nơi sống phù hợp với chi phí có thể bỏ ra.
Theo báo cáo mới nhất của Sở Xây dựng Hà Nội, thủ đô vẫn còn thiếu 2,1 triệu m2 nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp. Còn ở các tỉnh thành khác, rất nhiều dự án cũng đã được xây dựng, thế nhưng vẫn không đủ so với nhu cầu của cư dân.
Khu vực Đông Nam Á trong tương lai sẽ trở thành nhà máy của thế giới bởi lợi thế về nguồn lao động trẻ, chi phí thấp. Vì thế kéo theo bất động sản công nghiệp ngày một tăng lên.
Giá trị bất động sản tăng nhanh do quá trình đô thị hoá
Khi quá trình đô thị hoá diễn ra buộc các khu vực phái quy hoạch và xây dựng mới các công trình, cơ sở vật chất kỹ thuật, giao thông… để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của con người. Và đây chính là yếu tố giúp cho thị trường bất động sản trở nên giá trị hơn. Những nơi được quy hoạch bài bản càng có giá đất cao hơn những khu vực còn lại.
Tình hình đô thị hóa Việt Nam hiện nay
Việt Namlà một đất nước đang phát triển có quá trình đô thị hoá diễn ra khá nhanh bên cạnh những tỉnh thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM thì đã có thêm rất nhiều các khu đô thị mới phát triển mạnh mẽ. Những đô thị này góp phần thúc đẩy kinh tế cả nước. Trong đó phải kể đến những đô thị như: Phú Quốc, Kiên Giang, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Ninh,… Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa vẫn còn nhiều hạn chế, diễn ra không đồng đều giữa các vùng miền. Tỷ lệ đô thị hóa còn thấp so với tỷ lệ trung bình của các nước ở khu vực ASEAN và thế giới.
Năm 2023, Bộ Xây dựng đặt mục tiêu đưa tỷ lệ đô thị hóa cả nước tính theo khu vực nội thành, nội thị ước đạt 42,6%; tỷ lệ đô thị hóa cả nước tính theo khu vực toàn đô thị ước đạt 53,9%.
Top 10 tỉnh thành có tốc độ đô thị hóa cao nhất Việt Nam
Dựa trên dữ liệu và thông tin mới nhất đầu năm 2024, danh sách các tỉnh thành có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất Việt Nam bao gồm:
TP. Hồ Chí Minh
Hà Nội
Đà Nẵng
Bình Dương
Đồng Nai
Hải Phòng
Bà Rịa – Vũng Tàu
Cần Thơ
Long An
Bình Phước.
Lưu ý rằng tỷ lệ đô thị hóa có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy các tỉnh thành trên có thể không chính xác và có thể có sự thay đổi.
Đề xuất giải quyết tiêu cực từ tốc độ đô thị hoá nhanh tại Việt Nam
Đô thị hoá tại Việt Nam có tốc độ tăng nhanh, kéo theo đó là nhiều tiêu cực cần phải giải quyết. Nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý của cơ quan Nhà nước.
Một số hướng giải quyết được đề xuất để hạn chế tình trạng này:
Xây dựng và mở rộng thêm nhiều trường học để nâng cao trình độ dân trí đô thị, từ đó nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Phân bố và quy hoạch đô thị phù hợp với vị trí địa lý của từng vùng miền và sinh thái của khu vực đó. Ưu tiên trồng cây xanh và bảo vệ môi trường.
Tăng cường lối sống văn minh, gia đình văn hoá để hạn chế những hành vi xấu làm ảnh hưởng đến chất lượng sống.
Ưu tiên phát triển giao thông công cộng để hạn chế ô nhiễm môi trường.
Đưa ra các chiến lược và lộ trình quy hoạch rõ ràng về cơ sở hạ tầng, giao thông, khu nhà ở… để đáp ứng được tốc độ đô thị hoá nhanh tại một số tỉnh thành.
Đô thị hoá là gì đã được Batdongsanonline giới thiệu chi tiết, hy vọng sẽ giúp mọi người có thêm nhiều thông tin hữu ích. Chúng tôi chuyên cung cấp thông tin dự án, các tin tức liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Nếu cần liên hệ tư vấn mua bán căn hộ, hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng đảm bảo rằng thông tin trong bài viết này là chính xác và đáng tin cậy khi được đăng tải, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không nên dựa vào thông tin trong bài viết này để đưa ra quyết định về tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc vấn đề pháp lý. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào dựa trên thông tin trong bài viết này.