HNK là đất gì? Đất hàng năm khác có thể chuyển thành đất ở không?

Thúy Linh |
Theo dõi trên

Hệ sinh thái Việt Nam sở hữu đa dạng đất đai mang đến nhiều nguồn đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư. Vậy HNK là đất gì? Loại đất này có đặc điểm như thế nào? Có tiềm năng đầu tư hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên. Đồng thời cung cấp cho bạn thông tin cơ bản nhất về đất trồng cây hàng năm khác giúp ích trong việc đầu tư loại hình bất động sản này. 

Đất HNK
Đất HNK là gì?

HNK Là Đất Gì?

Đất HNK là đất trồng cây hàng năm khác, thuộc nhóm đất nông nghiệp, thường sử dụng để trồng các loại cây nông nghiệp ngắn hạn. Cụ thể là những loại cây có thời gian gieo trồng và thu hoạch không quá 1 năm. Chẳng hạn như cây hoa màu, mía, đay, dâu tằm, cói…

Trước đây, theo Thông tư 09/2007/TT-BTNMT, HNK là ký hiệu của loại đất nông nghiệp hàng năm. Tuy nhiên, Thông tư này đã hết hiệu lực và đã được thay thế bởi Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Thông tư 25 năm 2014 không còn sử dụng ký hiệu đất HNK.

Thay vào đó, đất trồng cây hàng năm khác được chia thành hai loại riêng biệt:

  • Đất bằng trồng cây hàng năm khác (ký hiệu là BHK).

  • Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (ký hiệu là NHK).

Thời hạn sử dụng của đất HNK được quy định như sau:

  • Đối với hộ gia đình và cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi họ được giao đất và công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, thời hạn sử dụng là 50 năm.

  • Sau khi thời hạn sử dụng đất kết thúc, hộ gia đình và cá nhân có quyền tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn 50 năm tiếp theo mà không cần thực hiện bất kỳ thủ tục gia hạn nào.

  • Trong trường hợp hộ gia đình và cá nhân thuê đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, thời hạn sử dụng đất không vượt quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, nếu họ còn nhu cầu, Nhà nước có thể xem xét việc tiếp tục cho thuê đất.

Đặc Điểm Của Đất HNK

Tóm lại, hiện nay không còn sử dụng ký hiệu đất HNK, mặc dù được chia thành hai loại đất khác nhau nhưng cùng thuộc nhóm đất nông nghiệp được sử dụng để trồng cây hàng năm và mang những đặc điểm sau:
  • Đất HNK là loại đất nông nghiệp nhưng không dùng để trồng lúa, chăn nuôi;

  • Dùng để trồng các loại hoa màu ngắn ngày, thời gian thu hoạch dưới 1 năm;

  • Không có thời hạn sử dụng đất;

  • Có thể chuyển đổi sang đất ở nếu được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

  • Người sử dụng phải đóng thuế hàng năm;
Đặc điểm HNK là gì?

Đất HNK và CLN khác nhau như thế nào?

Đất HNK và CLN, mặc dù đều thuộc nhóm đất nông nghiệp, có những điểm khác biệt quan trọng như sau:

Đất HNK - Đất trồng cây hàng năm:

  • Đất HNK được sử dụng chủ yếu để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn, thường không quá 01 năm.
  • Các cây phổ biến trên đất HNK bao gồm hòa màu, cây hoa, mía, đay, cói, dâu tằm, cây thuộc, cỏ, và các loại cây không dùng trong chăn nuôi.
  • Loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây mùa, cây nhanh sinh trưởng và thu hoạch trong thời gian ngắn.

Đất CLN - Đất trồng cây lâu năm:

  • Đây là đất được sử dụng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng dài hơn, thường trên 01 năm.
  • Các cây trồng trên đất CLN bao gồm cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu lâu năm, cây ăn quả lâu năm, và các loại cây lâu năm được sử dụng để lấy gỗ, tạo bóng mát và cảnh quan.
  • Đất CLN thường được sử dụng để trồng cây có giá trị kinh tế cao và được duy trì trong nhiều năm.

Vì vậy, sự khác biệt quan trọng giữa hai loại đất này chính là loại cây trồng. Đất HNK thích hợp cho cây mùa và cây sinh trưởng nhanh, trong khi đất CLN phù hợp cho việc trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng dài hơn, tạo ra giá trị kinh tế và có tính bền vững trong thời gian dài. Sự hiểu biết về sự khác biệt giữa hai loại đất này có thể giúp nhà đầu tư quyết định tốt hơn về cách sử dụng và đầu tư vào đất nông nghiệp phù hợp với mục tiêu của họ.

Xem thêm chi tiết: CLN Là Đất gì? Những quy định sử dụng đất trồng cây lâu năm CLN

Thủ Tục Chuyển Đổi Đất HNK Thành Đất Ở 

Đất HNK có thể chuyển đổi thành đất ở được, tuy nhiên nếu muốn chuyển đổi từ đất HNK sang đất ở thì cần thực hiện thủ tục chuyển đổi. Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp được thực hiện như sau:

Bước 1: Chủ sở hữu đất phải nộp bộ hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai (mẫu chuẩn);
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Bản sao có công chứng giấy tờ cá nhân của chủ sở hữu;

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ

  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ cơ quan sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo và hướng dẫn nộp hồ sơ bổ sung theo đúng quy định.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ

  • Xác minh thực địa nếu cần thiết;
  • Xác nhận vào Đơn đăng ký biến động đất đai;
  • Xác nhận vào giấy chứng nhận mục đích sử dụng đất của chủ sở hữu;
  • Chỉnh lý và cập nhật biến động;
thủ tục chuyển đổi đất HNK
Thủ tục chuyển đối đất HNK

Đánh Giá Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Đất HNK

Để đưa ra quyết định có nên đầu tư vào đất HNK hay không, nhà đầu tư cần xem xét cẩn trọng các ưu điểm và rủi ro có thể phát sinh trong việc đầu tư vào loại đất này.

Ưu điểm của việc đầu tư đất HNK

  • Nguồn cung cấp đất đa dạng: Đất HNK thường có nguồn cung cấp đa dạng và quỹ đất lớn, giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và công sức trong việc tìm kiếm.

  • Giá đất thấp hơn: Giá đất HNK thường thấp hơn nhiều so với đất thổ cư, cho phép các nhà đầu tư vốn hạn chế xem xét tùy theo tình hình tài chính của họ.

  • Tiềm năng sinh lời cao: Nếu đất HNK nằm gần khu dân cư đông đúc, có tiềm năng sinh lời lớn và khả năng thanh khoản cao. Khi thành công trong việc chuyển đổi đất HNK thành đất thổ cư, nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận đáng kể.

Rủi ro khi đầu tư đất HNK

  • Diện tích lớn và chi phí cao: Đất HNK thường có diện tích lớn, và mặc dù giá bán mỗi mét vuông có thể thấp, tổng chi phí để sở hữu diện tích lớn sẽ lên rất cao. Do đó, loại hình này thích hợp cho những người có nguồn vốn lâu dài, đầu tư dài hạn và có khả năng đợi chuyển đổi thành đất thổ cư trước khi phân lô bán nền để thu lợi nhuận.

  • Rủi ro khi quy hoạch trì hoãn: Nếu quy hoạch đô thị khu vực đó bị hoãn, không triển khai như kế hoạch, có thể khiến nguồn vốn đầu tư bị "đóng băng".

  • Khả năng sử dụng giới hạn: Nếu đất HNK nằm ngoài khu vực được quy hoạch thành đất thổ cư, bạn chỉ có thể sử dụng nó cho mục đích trồng trọt, chăn nuôi hoặc cho thuê lại với giá thấp.

  • Rủi ro giải tỏa: Trong trường hợp khu đất HNK thuộc diện giải tỏa, Nhà nước sẽ thu hồi đất và đền bù cho nhà đầu tư theo đơn giá đất nông nghiệp, có thể không đủ để bù đắp các khoản đầu tư ban đầu.

Những Lưu Ý Khi Đầu Tư Vào Đất HNK

Dưới đây là một số lời khuyên đầu tư đất HNK có thể giúp nhà đầu tư tối ưu hóa cơ hội sinh lời và giảm thiểu rủi ro:

  • Lựa chọn vị trí đất HNK tiềm năng: Vị trí là yếu tố hàng đầu mà nhà đầu tư cần xem xét khi mua đất HNK. Hãy tìm những mảnh đất gần khu dân cư, vì khi chuyển đổi thành đất thổ cư, chúng sẽ có tính thanh khoản cao và khả năng sinh lợi nhuận tốt.
  • Kiểm tra quy hoạch đất ở: Hầu hết nhà đầu tư muốn chuyển đổi đất HNK sang đất ở. Để làm điều này, bạn cần kiểm tra xem đất HNK mua có nằm trong kế hoạch quy hoạch đất ở đã được phê duyệt hay không. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tư vấn với Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện tại khu vực đó.
  • Xác minh khả năng chuyển đổi sang đất ở: Chuyển đổi đất HNK sang đất ở cần tuân theo điều kiện nhất định. Điều 106 của Luật Đất đai năm 2013 quy định rằng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng, đảm bảo thời hạn sử dụng và không có tranh chấp hoặc kê biên bản thi hành án.
  • Thương lượng về phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất: Trong quá trình thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất HNK, bạn sẽ phải trả một khoản phí theo quy định tại địa phương. Hãy thảo luận và đảm bảo rằng giá bán đã bao gồm phí chuyển đổi.
  • Kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng mua bán: Hợp đồng mua bán và chuyển nhượng đất phải được công chứng và chứng thực bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, như Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc huyện, theo quy định tại khoản 3 điều 167 của Luật Đất đai 2013.

Như vậy đất HNK là đất nông nghiệp dành cho trồng trọt ngắn hạn, bên cạnh đó cũng có thể chuyển đổi sang đất để ở. Vì vậy nhiều nhà đầu tư lựa chọn loại hình bất động sản này để đầu tư, dễ dàng chuyển đối để tăng lợi nhuận. Hy vọng bài viết của batdongsanonline.vn đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn đọc. 

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng đảm bảo rằng thông tin trong bài viết này là chính xác và đáng tin cậy khi được đăng tải, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không nên dựa vào thông tin trong bài viết này để đưa ra quyết định về tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc vấn đề pháp lý. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào dựa trên thông tin trong bài viết này.