Mẫu Hợp Đồng Cho Ở Nhờ & Quy Định Mới Nhất Năm 2024

Thúy Nga |

Hợp đồng cho ở nhờ tuy không mới lạ nhưng lại rất ít người biết đến. Vậy khi nào thì cần sử dụng loại hợp đồng này, có những nội dung gì cần ghi bên trong và hợp đồng có giá trị về mặt pháp lý hay không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới.

Một số khái niệm cần làm rõ

Khái niệm cho ở nhờ tạm trú

Hiểu một cách đơn giản cho ở nhờ tạm trú là khi bạn đến sinh sống ở một tỉnh, thành phố khác nhưng không lựa chọn thuê hay mua nhà tại địa phương đó mà đến sinh hoạt ở nhà của người khác. Thông thường sẽ là nhà của người thân quen để giảm bớt các chi phí phát sinh trong quá trình sinh sống đó.

Hoạt động ở nhà tạm trú được xem như một hình thức giao dịch mượn tài sản (cụ thể tài sản ở đây là nhà). Đa phần hoạt động cho ở nhà này thì người ở nhờ sẽ sống cùng chủ nhà. Tuy nhiên vẫn sẽ có trường hợp chủ nhà không sống cùng mà cho mượn toàn bộ căn nhà bao gồm toàn bộ tài sản bên trong.

Cho ở nhờ nhà là hình thức thường thấy trong xã hội
Cho ở nhờ nhà là hình thức thường thấy trong xã hội

Hợp đồng cho ở nhờ là gì?

Hợp đồng cho ở nhờ là văn bản thỏa thuận giữa các bên về việc đồng ý cho ở nhờ nhà. Trong đó bên ở nhờ sẽ sử dụng nhà để sinh sống và sinh hoạt hàng ngày. Bên cho ở nhờ sẽ cung cấp nhà bằng cách sống chung hoặc cho mượn toàn bộ ngôi nhà mà không cùng chung sống.

Xem thêm: Mẫu Hợp Đồng Cho Mượn Nhà Chuẩn Nhất Năm 2024

Vì sao cần lập hợp đồng cho ở nhờ tạm trú?

Thực tế việc cho ở nhờ là giao dịch dân sự với nội dung cho mượn tài sản không được quy định trong bất cứ văn bản luật nào của Nhà nước ban hành. Vì thế những người có liên quan có thể thành lập giao dịch bằng hành vi hoặc lời nói đều được.

Dù vậy trong mối quan hệ dân sự này mỗi bên vẫn có những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau được pháp luật bảo vệ cụ thể. Nếu hợp đồng cho ở nhờ được công chứng thì khi một trong các bên vi phạm dẫn đến tranh chấp sẽ được sử dụng để giải quyết những tranh chấp đó theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng cho ở nhờ tạm trú phải đảm bảo có những nội dung gì?

Hợp đồng cho ở nhờ nhà cần phải đảm bảo về mặt nội dung
Hợp đồng cho ở nhờ nhà cần phải đảm bảo về mặt nội dung

Việc cho ở nhờ tạm trú để đảm bảo quyền lợi cho các bên vẫn nên lập hợp đồng hoặc làm văn bản pháp luật theo đúng yêu cầu của pháp luật về nhà ở. Bên trong mẫu hợp đồng cho ở nhờ cần phải có đủ những nội dung như sau:

  • Họ tên cũng như thông tin cá nhân của các bên như: ngày tháng năm sinh, số căn cước, địa chỉ nhà…
  • Mô tả đặc điểm của nhà ở.
  • Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ tạm trú.
  • Thời gian giao nhận nhà ở.
  • Thời điểm hợp đồng chính thức có hiệu lực (ghi rõ ngày tháng năm ký kết hợp đồng).
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên.
  • Các nội dung liên quan đến chủ sở hữu ngôi nhà được lấy lại tài sản trong những trường hợp nào.
  • Khi có tranh chấp xảy ra các phương án giải quyết như thế nào.
  • Cam kết của các bên và các thoả thuận khác nếu có.
  • Chữ ký, ghi rõ họ tên của các bên

Để bản hợp đồng cho ở nhờ hợp pháp theo quy định của pháp luật thì bên cho ở nhờ và bên ở nhờ cũng cần phải đáp ứng một số điều kiện theo Điều 119 Luật nhà ở năm 2014. Cụ thể như sau:

  • Bên cho ở nhờ phải chứng minh được mình là chủ sở hữu của bất động sản đó hoặc là người đại diện của bất động sản theo quy định của pháp luật.
  • Bên cho ở nhờ tạm trú là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Trường hợp là tổ chức bán, cho thuê nhà ở thì cần có chức năng kinh doanh nhà ở (trừ trường hợp bán nhà ở không vì mục đích kinh doanh).
  • Trường hợp bên ở nhờ là người Việt Nam nhưng định cư ở nước ngoài cần phải thuộc diện được thuê nhà ở Việt Nam theo quy định Luật nhà ở năm 2014.

Mẫu hợp đồng cho ở nhờ mới nhất năm 2024

Cập nhật mẫu hợp đồng cho ở nhờ mới nhất
Cập nhật mẫu hợp đồng cho ở nhờ mới nhất


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————-

HỢP ĐỒNG CHO Ở NHỜ NHÀ

     Hôm nay, ngày …… tháng …… năm 20…

Chúng tôi gồm có:

Bên cho ở nhờ nhà: (Gọi tắt là bên A):

+ Họ và tên:………………… SN:………………………..

Có hộ khẩu thường trú tại:……………………………

Là chủ hộ (hoặc chủ nhà):…………………………………………

 Bên mượn ở nhờ nhà: (Gọi tắt là bên B) :

+ Họ và tên :……………… SN :……. CMND :…………………..

Có hộ khẩu thường trú tại :……………………………

Hiện nay đang ở tại :…………………………………

Hai bên tự nguyện thỏa thuận và thống nhất như sau :

Bên A đồng ý cho bên B được ở nhờ nhà.

Tại :…………………

Quận :………………… Từ ngày :…………………………

Bên B gồm có : ………… nhân khẩu được ở nhờ : ………… m2  nhà.

Bên B chỉ được quyền ở và nhập hộ khẩu vào địa chỉ nhà bên A, bên B không được tranh chấp nhà, yêu cầu gì về tài sản của bên A.

Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau và mỗi bên giữ 01 bản

Bên ở nhờ nhà (Bên B)                Bên cho ở nhờ nhà (Bên A)

    (Ký và ghi rõ họ tên)                        (Ký và ghi rõ họ tên)

Một số câu hỏi liên quan đến hợp đồng cho ở nhờ

Các quy định liên quan đến cho ở nhờ

Việc cho ở nhờ tạm trú là thoả thuận giữa bên mượn và bên cho mượn nhà ở nhờ trong một thời gian nhất định. Theo đó người được ở nhờ sẽ không phải trả tiền cho bên cho ở nhờ mà chỉ cần trả lại nhà khi đạt được mục đích mong muốn hoặc khi hết thời hạn cho mượn.

Tuy nhiên không phải lúc nào vấn đề trả lại nhà ở cho chủ sở hữu cũng đúng với thời gian giao kết ban đầu. Giao dịch này có thể chấm dứt trong các trường hợp dưới đây: 

  • Thời hạn cho ở nhờ, mượn nhà đã hết.
  • Nhà cho ở nhờ không còn.
  • Bên ở nhờ nhà đã mất hoặc mất tích theo tuyên bố Toà án đưa ra.
  • Nhà cho ở nhờ xuống cấp không đảm bảo an toàn hoặc thuộc diện giải tỏa, thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.
  • Theo các thỏa thuận khác của các bên liên quan.

Nếu có xảy ra tranh chấp giữa bên ở nhờ và bên cho ở nhờ, các bên có thể gửi yêu cầu đến Toà án nơi có bất động sản tranh chấp để giải quyết. Một số tranh chấp thường gặp phải đó là:

  • Tranh chấp về việc xác định chủ sở hữu căn nhà.
  • Tranh chấp về các điều khoản khi giao dịch cho ở nhờ.

Có cần công chứng hợp đồng cho ở nhờ không?

Hợp đồng cho ở nhờ nhà không nhất thiết phải công chứng
Hợp đồng cho ở nhờ nhà không nhất thiết phải công chứng

Về việc cho ở nhờ có thể thoả thuận bằng văn bản hoặc bằng miệng đều được. Đây là hình thức cho mượn tài sản không mất tiền và dựa trên tinh thần giúp đỡ nhau là chính nên không bắt buộc phải công chứng. Tuỳ vào nhu cầu của các bên và đánh giá rủi ro sau này để bạn quyết định có nên công chứng hợp đồng cho ở nhờ hay không.

Các bước làm hợp đồng cho ở nhờ chi tiết nhất

Hợp đồng cho ở nhờ thực tế có thủ tục và cách thực hiện khá đơn giản. Bạn có thể làm theo những bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Các bên liên quan cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau: 

  • Giấy tờ tùy thân : CMND/CCCD/ hộ chiếu.

  • Sổ hộ khẩu.

  • Giấy tờ chứng minh về tình trạng tài sản chung/riêng, đối với bên cho ở nhờ nhà.

Bước 2 : Soạn thảo nội dung hợp đồng cho ở nhờ với các điều khoản và quy định được thống nhất bởi các bên và ý hợp đồng.

Bước 3 : Công chứng hợp đồng tại cơ quan có thẩm quyền nếu thấy cần thiết.

Hy vọng những thông tin trên đây của Batdongsanonline.vn đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hợp đồng cho ở nhờ cũng như những quy định liên quan đến vấn đề này. Hãy đọc thật kỹ và ghi nhớ để đảm bảo quyền lợi cho mình khi cần sử dụng đến.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng đảm bảo rằng thông tin trong bài viết này là chính xác và đáng tin cậy khi được đăng tải, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không nên dựa vào thông tin trong bài viết này để đưa ra quyết định về tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc vấn đề pháp lý. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào dựa trên thông tin trong bài viết này.