Thuê mặt bằng để kinh doanh là dịch vụ đã có từ rất lâu. Và để đảm bảo về mặt pháp lý cũng như được pháp luật can thiệp khi có tranh chấp xảy ra thì lập hợp đồng cho thuê mặt bằng là rất cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về hợp đồng cho thuê mặt bằng cũng như những lưu ý khi lập hợp đồng cần nhớ, hãy cùng theo dõi!
Hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh là gì?
Hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh được quy định rõ tại Điều 472 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau: "Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê." (Tài sản ở đây bao gồm hiện vật, tiền, giấy tờ có giá trị, bất động sản và động sản)
Theo luật thì mặt bằng thuộc tài sản bất động sản, vì thế có thể hiểu đơn giản hợp đồng cho thuê mặt bằng là thỏa thuận giữa chủ sở hữu mặt bằng với bên cần thuê. Trong đó bên thuê sẽ trả tiền cho bên chủ sở hữu để sử dụng mặt bằng trong một thời gian nhất định.
Tổng hợp các loại hợp đồng cho thuê mặt bằng hiện nay
Việc phân loại hợp đồng cho thuê mặt bằng sẽ dựa trên những tiêu chuẩn, giới hạn quyền và nghĩa vụ của các bên. Theo đó sẽ có 4 hình thức thuê mặt bằng cụ thể như sau:
Thuê gộp: Là dịch vụ thuê mặt bằng mà tất cả các chi phí như: phí cơ sở, phí bất động sản, phí hoạt động… sẽ được tính chung lại với nhau. Tuy nhiên khi hết thời hạn hợp đồng chủ nhà có quyền thông báo tăng chi phí hoạt động hoặc thay đổi 1 số điều kiện khác trong tương lai.
Thuê ròng: Với hợp đồng này sẽ không có chi phí hoạt động nào được tính vào giá thuê. Người đi thuê mặt bằng ngoài tiền thuê còn phải trả thêm các khoản khác như: tiền điện, nước, mạng wifi, tiền vệ sinh…
Thuê gộp đã điều chỉnh: Đây là hình thức thuê kết hợp giữa thuê gộp và thuê ròng. Theo đó một số chi phí hoạt động sẽ được chia đều cho cả bên thuê và bên cho thuê cùng đóng.
Thuê theo phần trăm: Là loại hình chủ yếu áp dụng cho các cửa hàng, doanh nghiệp bán lẻ. Với hợp đồng này, người thuê mặt bằng sẽ trả tiền cơ sở vật chất và % dựa trên doanh thu hàng tháng đạt được.
Một số quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng cho thuê mặt bằng
Những quy định về pháp luật liên quan đến hợp đồng cho thuê mặt bằng hầu hết được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 từ điều 472 đến điều 482. Những nội dung này sẽ bao gồm, giá thuê, thời hạn thuê, cho thuê lại, tài sản bàn giao, quyền và nghĩa vụ của các bên có tên trong hợp đồng.
Mặt bằng cho thuê phải đáp ứng điều kiện gì?
Không phải mặt bằng nào cũng có thể cho thuê, nếu muốn đem bất động sản của bạn cho thuê sinh lời thì trước hết phải đáp ứng được những yêu cầu theo Điều 9 Luật kinh doanh bất động sản. Cụ thể:
Phải có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Với công trình có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
Không có tranh chấp với người khác về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và công trình xây dựng gắn liền với đất.
Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
Trong thời hạn sử dụng đất.
Quy định về giá thuê và thời hạn thuê mặt bằng
Về giá thuê và thời hạn thuê mặt bằng đã được quy định rõ tại Điều 473, 474 bộ Luật Dân sự. Theo đó giá thuê mặt bằng sẽ do 2 bên tự thoả thuận hoặc do người thứ 3 xã định dựa trên yêu cầu của các bên; trừ trường hợp luật có những quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì giá thuê được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê.
Thời hạn thuê mặt bằng do bên thuê và bên cho thuê tự thoả thuận dựa trên mục đích sử dụng. Trường hợp không thể xác định được thời hạn thuê thì mỗi bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê mặt bằng bất cứ lúc nào. Tuy nhiên phải thông báo trước cho bên còn lại trước một khoảng thời gian hợp lý.
Người đi thuê có được cho thuê lại mặt bằng đó không?
Bên thuê có quyền cho thuê lại mặt bằng mà mình đã thuê trước đó, thế nhưng bắt buộc phải được sự đồng ý của bên cho thuê đầu tiên.
Hợp đồng cho thuê mặt bằng chấm dứt khi nào?
Hợp đồng cho thuê mặt bằng chấm dứt khi hết hạn theo thời gian thỏa thuận trước đó. Nếu trong hợp đồng không xác định rõ thời hạn thì sẽ được chấm dứt sau 90 ngày kể từ ngày bên cho thuê thông báo chấm dứt hợp đồng cho bên thuê biết.
Hai bên tự thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
Mặt bằng cho thuê không còn.
Bên thuê chết hoặc được Toà án tuyên bố mất tích mà khi chết, mất tích không có người nào đang cùng chung sống.
Bên thuê chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống.
Mặt bằng cho thuê xuống cấp, bị hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ.
Mặt bằng cho thuê thuộc diện giải toả, có quyết định thu hồi đất hoặc quyết định phá dỡ từ cơ quan có thẩm quyền
2.1 - Thời hạn thuê mặt bằng là: ............................................................ tháng,
được tính từ ngày: ................................. đến hết ngày: ....................................
2.2 - Trường hợp bên B không đóng phí thế chân thì bên A có quyền lấy lại mặt bằng với điều kiện phải báo cho bên B trước 03 tháng.
2.3 - Trường hợp bên B đóng phí thế chân thì bên A phải theo đúng thời hạn hợp đồng đã nêu trên.
2.4 - Sau khi hết hạn hợp đồng, tuỳ theo nhu cầu thực tế hai bên có thể thoả thuận về việc gia hạn hoặc chấm dứt hợp đồng thuê.
ĐIỀU 3: Giá cả - Phương thức thanh toán
3.1 - Giá thuê mặt bằng là: ................................................................................
3.2 - Trong trường hợp bên B chậm trả tiền thuê mặt bằng sau một tháng thì hợp đồng thuê mặt bằng này đương nhiên chấm dứt trước thời hạn và hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng. Bên B phải giao trả lại cho bên A toàn bộ mặt bằng và các trang thiết bị của nhà theo tình trạng ban đầu.
3.3 - Trường hợp bên A lấy lại mặt bằng trước thời hạn mà không thoả các điều kiện ở ĐIỀU 2 thì bên A phải bồi thường lại cho bên B toàn bộ chi phí bên B đã đầu tư trang thiết bị và các khoản tiền thuê mặt bằng của thời gian còn lại trong hợp đồng.
3.4 - Theo định kỳ 01 năm, giá thuê mặt bằng sẽ tăng thêm 10% so với giá hiện hành tại thời điểm đó.
ĐIỀU 4: Trách nhiệm của hai bên
4.1 - Trách nhiệm của bên A:
4.1.1 - Bên A cam kết bảo đảm quyền sử dụng trọn vẹn hợp pháp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để bên B sử dụng mặt bằng hiệu quả.
4.1.2 - Bên A sẽ bàn giao toàn bộ các trang thiết bị đồ dùng hiện có như đã thoả thuận ngay sau khi ký kết hợp đồng này.
4.2 - Trách nhiệm của bên B:
4.2.1 - Sử dụng mặt bằng đúng mục đích thuê, khi cần sửa chữa cải tạo theo nhu cầu sử dụng riêng sẽ bàn bạc cụ thể với bên A và phải được bên A chấp thuận và phải tuân thủ các quy định về xây dựng cơ bản của Nhà nước. Các chi phí sửa chữa này bên B tự bỏ ra và bên A không bồi hoàn lại khi hết hợp đồng thuê.
4.2.2 - Thanh toán tiền thuê nhà đúng thời hạn.
4.2.3 - Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo đúng pháp luật hiện hành.
4.2.4 - Chấp hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường và trật tự an ninh chung trong khu vực kinh doanh.
4.2.5 - Được phép chuyển nhượng hợp đồng thuê mặt bằng hoặc cho người khác thuê lại sau khi thoả thuận và được sự đồng ý của bên A.
4.2.6 - Thanh toán các khoản chi phí phát sinh trong kinh doanh (ngoài tiền thuê nhà ghi ở ĐIỀU 3) như tiền điện, nước, điện thoại, thuế kinh doanh, … đầy đủ và đúng thời hạn.
4.2.7 - Trước khi chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng, bên B phải thanh toán hết tiền điện, nước, điện thoại, thuế kinh doanh... và giao lại mặt bằng cho bên A.
4.2.8 - Khi hai bên A và B chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng thì bên B phải trả lại nhà đã thuê theo đúng hiện trạng ban đầu, không được đập phá hay tháo dỡ bất cứ vật dụng nào mà bên A cho mượn.
ĐIỀU 5: Cam kết chung
Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. nếu có xảy ra tranh chấp hoặc có một bên vi phạm hợp đồng thì hai bên sẽ giải quyết thông qua thương lượng. Trong trường hợp không tự giải quyết được, hai bên sẽ đưa vụ việc ra giải quyết tại Toàn án có thẩm quyền. Quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng mà hai bên phải chấp hành, mọi phí tổn sẽ do bên có lỗi chịu.
Hợp đồng được lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản để thực hiện.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Lưu ý cần nhớ khi điền mẫu hợp đồng thuê mặt bằng
Hợp đồng cho thuê mặt bằng sau khi có đầy đủ chữ ký của bên thuê và bên cho thuê sẽ có hiệu lực về mặt pháp lý. Vì thế để tránh những rắc rối có thể xảy đến sau này, khi điền hợp đồng cho thuê mặt bằng bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
Điền đầy đủ và chính xác các thông tin có trong hợp đồng.
Những điều khoản như mục đích thuê, thời hạn thuê, điều khoản liên quan đến uỷ quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng cần phải được thoả thuận rõ.
Trường hợp bên thuê chậm trả mặt bằng lại bên cho thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại mặt bằng, tiền trả mặt bằng chậm cũng như những thiệt hại xảy ra trong thời gian trả chậm.
Các điều khoản trong hợp đồng cần được ghi rõ ràng và minh bạch để không ảnh hưởng về sau.
Hy vọng những thông tin trên đây của Batdongsanonline.vn đã giúp bạn hiểu hơn về hợp đồng cho thuê mặt bằng. Trong bài viết cũng đã ghi rõ nội dung của hợp đồng cho thuê mặt bằng mới nhất, bạn đọc hãy theo dõi và tải về nếu đang cần nhé.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng đảm bảo rằng thông tin trong bài viết này là chính xác và đáng tin cậy khi được đăng tải, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không nên dựa vào thông tin trong bài viết này để đưa ra quyết định về tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc vấn đề pháp lý. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào dựa trên thông tin trong bài viết này.