Tại Việt Nam có nhiều nền tôn giáo khác nhau và không tập trung ở một khu vực nhất định. Vì thế đây là điều kiện để đất cơ sở tôn giáo được hình thành. Trong bài viết dưới đây, Bất động sản online sẽ giúp bạn tìm hiểu TON là đất gì và được quy định như thế nào trong văn bản luật. Hãy cùng theo dõi!
Giải đáp thắc mắc TON là đất gì?
TON là ký hiệu trên bản đồ địa chính của đất cơ sở tôn giáo. Đây là loại đất đặc thù ở nước ta với vai trò quan trọng liên quan đến chính trị, xã hội. Đất cơ sở tôn giáo bao gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, tu viện, trụ sở của tổ chức tôn giáo, trường đào tạo riêng của tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
Cách phân biệt đất cơ sở tôn giáo và đất tín ngưỡng
Thực tế nhiều người vẫn chưa phân biệt được 2 khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng. Vì thế khi tìm hiểu về 2 loại đất này thường có sự nhầm lẫn với nhau; khiến cho việc sử dụng và xin cấp đất gặp nhiều khó khăn. Quy định về 2 loại đất này trong văn bản luật như sau: Điều 159. Đất cơ sở tôn giáo 1. Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo. Điều 160. Đất tín ngưỡng 1. Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ. 2. Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 3. Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Từ các khái niệm trên có thể thấy đất tôn giáo và đất tín ngưỡng có sự khác biệt lớn nhất nằm ở đối tượng sử dụng. Còn về những vấn đề khác như thời hạn, chủ sở hữu, vấn đề đóng thuế không có nhiều sự khác biệt.
Những câu hỏi thường gặp về đất cơ sở tôn giáo
Quy định về chủ sở hữu và người được quyền sử dụng đất TON
Về chủ sở hữu đất TON đã được quy định rõ tại Điều 4, Luật Đất đai năm 2013. Theo đó Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý cho loại đất này. Nhà nước sẽ trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. Vấn đề người sử dụng đất được quy định tại Điều 5, Luật đất đai 2013. Theo đó người sử dụng sẽ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định. Bao gồm những đối tượng sau:
Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trường đào tạo riêng của tôn giáo, tu viện, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
Đất cơ sở tôn giáo có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người sau khi biết được TON là đất gì. Vấn đề này đã được quy định rõ tại Điều 102, Luật đất đai năm 2013. Theo đó Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây:
Được Nhà nước cho phép hoạt động.
Không có tranh chấp.
Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004.
Thời hạn sử dụng đất cơ sở tôn giáo là bao lâu?
Điều 159 Luật đất đai 2013 quy định về thời hạn sử dụng đất cơ sở tôn giáo là sử dụng lâu dài. Tuy nhiên đất TON vẫn thuộc đất công của Nhà nước nên tuỳ từng trường hợp mà có thể thu hồi lại.
Như vậy TON là đất cơ sở tôn giáo, đất được định vị trên bản đồ địa chính, đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ xã hội và chính trị. TON bao gồm các loại đất thuộc về cơ sở tôn giáo như nhà chùa, nhà thờ, thành đường, nhà nguyện, tu viện, thiền viện, trụ sở của các tổ chức tôn giáo, cũng như trường đào tạo đặc biệt dành cho tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được cấp phép hoạt động bởi nhà nước.Hy vọng bài viết batdongsanoline.vn tổng hợpđã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ vấn đề nào cần giải đáp, hoặc muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác, hãy truy cập ngay vào website của chúng tôi để đón đọc mỗi ngày.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng đảm bảo rằng thông tin trong bài viết này là chính xác và đáng tin cậy khi được đăng tải, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không nên dựa vào thông tin trong bài viết này để đưa ra quyết định về tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc vấn đề pháp lý. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào dựa trên thông tin trong bài viết này.