Trích lục đất là gì? Tại sao phải trích lục thửa đất?

Thúy Nga |
Theo dõi trên

Trích lục đất đóng vai trò quan trọng trong việc xác minh diện tích đất, phòng tránh các rủi ro về tranh chấp đất đai. Vậy trích lục đất là gì? và tầm quan trọng của trích lục đất. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức cơ bản về những vấn đề trích lục đất mà người đọc cần lắm rõ.

Trích lục đất là gì?

Trích lục đất hay còn được gọi là đo thực địa là việc sao chép và ghi lại thông tin hiện tại của một thửa đất. Các đặc điểm của mảnh đất như thông tin về hình dáng, diện tích, vị trí của thửa đất nhằm giúp cho đối tượng sử dụng đất thực quyền các quyền về đất đai ví dụ như: thừa kế đất đai, bếu quà, trao đổi buôn bán,...Không chỉ vậy, trích lục đất giúp cho nhà nước thuận tiện hơn trong quá trình xử lý đất lai, thực thi các thủ tục về vấn đề thu hồi đất đai, giao đất, cho thuê, buôn bán đất, chuyển mục đích sử dụng đất và xác nhận quyền sử dụng đất.

Bên cạnh đó, trích lục thửa đất thể hiện thông tin một thửa đất nhất định, thì trích lục bản đồ địa phải bao gồm thông tin của một thửa đất và một khu vực đất. Trích lục thửa đất là bản can vẽ trên giấy hoặc trên bản đồ kỹ thuật số mô tả chính xác ranh giới, phạm vi một khu vực đất nhất định nào đó trên bản đồ địa chính.
 

Trích lục đất phòng tránh rủi ro trong thương lai
Trích lục đất phòng tránh rủi ro trong thương lai

Thông qua bản đồ địa chính, các cơ quan nhà nước sẽ quản lý về đất đai cũng như người sử dụng đất sẽ biết rõ vị trí tọa lạc số thứ tự thửa đất, số tờ bản đồ, số thửa; địa chỉ thửa đất, diện tích, mục đích sử dụng, tên chủ sở hữu thửa đất; các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất; bản vẽ thửa đất (sơ đồ, chiều dài cạnh thửa), và các công trình khác liên quan, hệ thống giao thông, thủy lợi, sông, suối,...

Một điều đáng để tâm là trích lục bản đồ địa chính không được xem là một văn bản pháp lý để chứng minh quyền sử dụng đất. Nó chỉ là cơ sở để cung cấp các thông tin về đặc điểm của đất. Văn phòng đăng ký đất đai, đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh,huyện, chi nhánh văn phòng quản lý đất đai là nơi quản lý bản đồ địa chính. 

Bản đồ địa chính
Trích lục đất phòng tránh rủi ro trong thương lai

Vì sao cần phải trích lục đất?

Trích lục đất có vai trò quan trọng, nó không chỉ giúp cơ quan nhà nước thuận tiện hơn trong quá trình quản lý và tiến hành thủ tục hành chính liên quan đến đất đai mà còn cung cấp cho người sử dụng đất đầy đủ các thông tin chi tiết về khu vực đất mình đang sinh sống để hạn chế những rủi ro vấn đề về tranh chấp đất đai sau này.

Tầm quan trọng của trích lục đất
Tầm quan trọng của trích lục đất

Trường hợp nhất định phải trích lục thửa đất:

Trường hợp

Nội dung

Chưa có bản đồ địa chính, thửa đất

Căn cứ theo khoản 3 điều 77 nghị định 43/2014/NĐ-CP, chưa có bản đồ địa chính và trích đất thì lên Văn phòng đăng kí đất đai để trích lục bản đồ tại khu vực đất đăng kí

Người xin giao, thuê đất 

Theo điểm d khoản 1 điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, nếu trong quá trình xin giao đất, thuê đất, người dân có yêu cầu trích đo địa chính thửa đất thì cơ quan Bộ Tài Nguyên và Môi trường phải thực hiện.

Người sử dụng đất xảy ra quyền tranh chấp đất đai

Trích lục bản đồ là căn cứ quan trọng để xác định thông tin đất rõ ràng và chi tiết nhất để cơ quan nhà nước tiến hành so sánh diện tích đất giải quyết tranh chấp của họ.

Ranh giới đất bị mờ hoặc bị mất

Cơ quan có nhiệm vụ thông qua trích lục bản đồ địa chính để xác định ranh giới đất đai hoặc định tính chất đất để xác định lại ranh giới bị mất.

Người sử dụng đất chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp,...

Là cơ sở để người sử dụng đất biết diện tích, hình dáng, vị trí,... của thửa đất trên thực tế mà mình giao dịch.

Cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu, đăng kí đất,...

Điểm b, khoản 2 Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP: đối với đất chưa có bản đồ địa chính thì trước khi tiến hành xác nhận hiện trạng đất thì phải xác định nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất tình trạng tranh chấp sử dụng đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp.

Trích lục đất tại cơ quan
Trích lục đất tại cơ quan

 

Đặc điểm của trích lục đất

Sau đây là một số đặc điểm của trích lục đất mà mọi người cần lưu ý

Phân loại trích lục đất hiện nay

Hiện nay, trích lục được phân thành 2 loại trích lục:

  • Trích lục bản sao cấp từ sổ gốc

  • Trích lục bản sao được chứng thực từ bản chính

Theo thông tin từ UBND cấp huyện/ ở tỉnh khi ban hành quyết định thu hồi đất, cho thuê đất, giao đất sẽ thuộc vào giấy tờ quan trọng. Có thể nói việc trích lục thửa đất là việc đo đạc riêng với thửa đất tại nơi có bản đồ địa chính.

Đất trích lục có làm sổ đỏ không?

Trích lục đất không phải là giấy tờ về quyền sử dụng đất, đây không phải giấy tờ chứng minh điều kiện cấp sổ đỏ. Do đó, trích lục bản đồ địa chính không phải là điều kiện cấp sổ đỏ.
 

Trích lục đất và sổ đỏ
Trích lục đất và sổ đỏ

Thông tin trong trích lục thửa đất

Thông tin trong trích lục đất thì bạn cần phải xác định được thông tin thể hiện trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:

  • Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất (xa, huyện, tỉnh)

  • Diện tích thửa đất

  • Mục đích sử dụng đất

  • Tên người sử dụng đất và địa chỉ thường trú

  • Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất

  • Bản vẽ thửa đất gồm: sơ đồ thửa đất, chiều dài cạnh anh. Bồ sơ kỹ thuật của đất

Mẫu hồ sơ về trích lục thửa đất
Mẫu hồ sơ về trích lục thửa đất

Thủ tục, trình tự trích lục thửa đất như thế nào?

Sau đây là từng bước thực hiện quy trình trích lục thửa đất:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ cần trích lục bao gồm:

  • Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai;
  • Hợp đồng, văn bản yêu cầu về trích lục thửa đất
  • Giấy tờ về sử dụng đất và các giấy tờ liên quan (bản sao)
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân

Bước 2: Nộp hồ sơ trích lục thửa đất

  • Với tổ chức: Nộp tại Văn phòng đăng đăng ký đất đai
  • Với cá nhân: Nộp tại Chi nhánh văn phòng đăng kí đất đai

Nộp phiếu yêu cầu tại văn  phòng/ chi nhánh văn phòng đăng kí đất đai hoặc UBND cấp xã

Bước 3: Kiểm tra và thẩm định hồ sơ -> Tiếp nhận và giải quyết

  • Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ thì văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
  • Cung cấp trích lục bản đồ cho người có yêu cầu;
  • Thông báo nghĩa vụ tài chính cho tổ chức, cá nhân ( nếu có)
  • Nếu từ chối cung cấp thông tin trả lời bằng văn bản hoặc nêu rõ lý do

Lưu ý, một số trường hợp không cung cấp thông tin, dữ liệu:

  • Phiếu yêu cầu có nội dung không rõ ràng, cụ thể
  • Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân
  • Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định pháp luật
  • Người yêu cầu không thực hiện nghĩa vụ tài chính (không đóng phí trong trường hợp bắt buộc phải nộp).

Điều này được thực hiện tại Văn phòng đăng ký đất đai, văn phòng này có trách nhiệm trích lục, trích do thửa đất, khu đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính. Hoặc có bản đồ địa chính nhưng hiện ranh giới sử dụng đúng đã thay đổi, cung cấp nguồn dữ liệu đất đá theo yêu cầu

Bước 4: Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính và nhận kết quả

  • Sau khi đóng các khoản phí theo yêu cầu thì người yêu được nhận kết quả trong thời gian không quá 3 ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết.
  • Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; nếu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
  • Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn được xác định theo thỏa thuận.
Nhận kết quả trích lục đất
Nhận kết quả trích lục đất


Hy vọng với những thông tin Batdongsanonline.vn chia sẻ đã giúp bạn hiểu được Trích Lục  Đất là gì? Vì sao phải trích lục đất? Mọi vướng mắc của bạn đọc xin vui lòng trao đổi trực tập qua kênh của chúng tôi để nhận tư vấn một cách chi tết và hiệu quả hơn.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng đảm bảo rằng thông tin trong bài viết này là chính xác và đáng tin cậy khi được đăng tải, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không nên dựa vào thông tin trong bài viết này để đưa ra quyết định về tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc vấn đề pháp lý. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào dựa trên thông tin trong bài viết này.