Top 12 kinh nghiệm mua đất tránh Tiền Mất Tật Mang

Theo dõi trên

Mới mua đất lần đầu chưa có kinh nghiệm bạn rất dễ mua nhầm dẫn đến “tiền mất tật mang” .Vậy kinh nghiệm mua đất  như thế nào cho an toàn? Cần lưu ý những gì khi đầu tư? Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm mua đất năm 2024, sẽ giúp bạn chọn được đất đẹp, tiềm năng sinh lời, giá tốt ngay! Cùng tìm hiểu nhé!

Hiểu đúng về đất nền là gì?

Đất nền là khái niệm phổ biến được sử dụng trong bất động sản để chỉ những lô đất chưa có sự tác động của con người như san lấp, đào bới…. Vì vậy, những lô đất này sẽ giữ nguyên được hiện trạng ban đầu. 

Từ loại đất nền ban đầu, tùy mục đích sử dụng mà chúng sẽ được phân hóa thành các loại gồm:

  • Đất nền dự án: Lô đất nằm trong dự án đã được quy hoạch. 

  • Đất thổ thư: Đây chính là đất ở. 
  • Đất liền kề: Những khối đất nằm liền kề nhau trong một dự án đã được quy hoạch. 
Đất nền là gì?

TOP 12 kinh nghiệm mua đất nền thành công dành cho những tấm chiếu mới

Bỏ túi những kinh nghiệm “vàng” khi mua đất dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế tối đa rủi ro cũng như tránh “mất tiền oan”.

1) Tìm hiểu giá thị trường khu đất định mua

Nếu không biết giá như thế nào là hợp lý ở thời điểm hiện tại thì có thể tìm hiểu thông tin qua một số kênh:

✔️ Môi giới, sale: Nguồn này chưa phải là giá mua vào tốt nhất bởi đây là giá mong muốn của người bán và có thể là kèm cả tiền kê lên (nếu có) và hoa hồng của sale. Tìm hiểu nguồn này, các bạn có thông số thứ nhất.

✔️Nếu là khu quy hoạch, dự án thì tìm hiểu thêm thời điểm mở bán và giá mở bán. Khi bạn hỏi sale thì họ sẽ nắm được, mà họ cũng không nói dóc cái này làm gì. Giá này hiển nhiên không thể là giá hiện tại được nhưng nếu ở thời điểm mở bán gần gần thời điểm mình tìm mua thì có thể áng được giá. Tìm hiểu thêm một số lô đất các bạn có thông tin xem mức độ tăng giá trong những năm đó thế nào. Các bạn có một thông số thứ hai.

✔️Tìm hiểu đất đai ở khắp nơi trên địa bàn, rồi so sánh vị trí lô đất, dân cư... để so sánh với lô đất mình muốn mua. Các bạn có được thông số thứ ba

→ Sau đó, đối chiếu các thông số nếu trùng khớp thì các bạn có thể yên tâm mua nhé!

2) Tìm hiểu thông tin khu đất định mua

Mảnh đất đó thuộc diện như thế nào? Giao thông có thuận tiện không? Khu dân cư sinh sống có ổn định? Đặc biệt, cần lưu ý đến các yếu tố như: trường học, bệnh viện, chợ,….

Đặc biệt bạn cần quan tâm xem xét những thông tin cơ bản như: mảnh đất đó thuộc diện này, tiềm năng phát triển trong tương lai, giao thông, cơ sở hạ tầng như thế nào…Có rất nhiều cách kiểm tra bất động sản như thông qua môi giới, văn phòng giao dịch bất động sản, cơ quan chức năng có thẩm quyền….

Cần tìm hiểu kĩ thông tin khu đất trước khi mua

3) Chọn hướng mảnh đất lý tưởng để xây nhà

Ông bà xưa vẫn có câu “lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”. Hướng Nam hoặc Đông Nam là 2 hướng lý tưởng có khí hậu ôn hòa, gió lành phù hợp để xây nhà ở. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn hướng đất theo tuổi và mệnh phong thủy.

4)  Tìm hiểu vị trí và thế đất

Mảnh đất tốt nhất đó là chiều rộng (mặt tiền) và chiều dài (chiều sâu) có tỷ lệ tương quan. Lựa chọn tốt nhất là cạnh rộng bằng ⅔ cạnh dài bạn sẽ có thể bố trí và xây được ngôi nhà đẹp. 

Đặc biệt lô đất nên ở vị trí đẹp, bằng phẳng, không bị gồ ghề. Đối với người kinh doanh nên tránh những lô đất hình chữ L, tam giác, đầu to đui tóp…

5)  Tìm hiểu về môi trường xung quanh

Môi trường sống xung quanh quyết định đến “chất lượng” cũng như “giá tiền” của mảnh đất. Có 3 yếu tố thường xuyên được nhắc đến khi mua đất chính là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Theo kinh nghiệm mua đất, nên lựa chọn mảnh đất tốt nhưng phải có thêm yếu tố “nhân hòa”. Môi trường sống xung quanh quyết định đến chất lượng sống của gia chủ và giá trị mảnh đất. Hạn chế mua đất gần nghĩa trang, bãi rác hay nhà tù hoặc trong các khu vực an ninh phức tạp. Nên mua đất gần khu dân cư an ninh, có đường lớn, điện nước đầy đủ, thuận tiện sinh hoạt.

6)  Nghiên cứu địa chất khu đất

Nếu bạn mua đất để xây nhà ở lâu dài, bạn cần xem xét địa chất của khu đất có phù hợp để xây dựng nhà không. Nếu khu đất nằm trên những nơi có nền đất yếu, hồ san lấp… thì bạn sẽ tốn rất nhiều chi phí để gia cố nền đất khi xây nhà.

7) Tránh những lô đất lối đi vào có tranh chấp

Việc lối đi đang tranh chấp quyết liệt nhưng vẫn được tính vào diện tích bán là một điều người mới mua đất thường gặp. Bạn nên cẩn thận dò hỏi kĩ xung quanh về lối đi của mảnh đất trước khi mua.

8) Mảnh đất phải có sổ đỏ

Đây là vấn đề quan trọng, quyết định đến tính pháp lý của mảnh đất.  Bạn nên chọn mua những mảnh đất đã có sổ đỏ ((Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc đã có quy hoạch chi tiết 1/500)) để tránh tranh chấp cũng như dễ dàng hơn trong việc đền bù nếu có thu hồi sau này.

  Sổ đỏ quyết định đến tính pháp lý của mảnh đất

9) Tránh mua đất nền chung sổ đỏ

Những loại đất nền dự án chung sổ, chưa được phân lô và tách nền rất hay gặp rào cản pháp lý về sau và tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn.

10) 4 loại đất nền cần né tránh khi đầu tư

Đất nền là một kênh đầu tư bất động sản hấp dẫn, lợi nhuận mang lại cao nhưng rủi ro cũng lớn nếu nhà đầu tư thiếu tầm nhìn, kinh nghiệm và “rót” nhầm tiền vào 4 loại đất nền cần “né” dưới đây.

→ Đất nền mang mác ngân hàng thanh lý rẻ: luôn nhớ rằng, các ngân hàng nếu muốn thanh lý đất nền dự án sẽ đăng thông báo trực tiếp trên website và các phương tiện truyền thông chứ không phải thông qua các kênh như tờ rơi hay dán cột điện. Vì vậy đừng ham đất nền gắn mác ngân hàng thanh lý mà bị dính chiêu thức lừa đảo nhé.!

→  Đất nền bị chủ đầu tư cầm cố ngân hàng: 

Dù giấy tờ sổ đỏ bị cầm cố trong ngân hàng thì chủ đầu tư vẫn có thể giao dịch mua bán nếu được ngân hàng chấp thuận. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp người mua bị “lật kèo” phút cuối, dù ra tiền nhưng vẫn không được chủ đầu tư tiến hành các thủ tục cần thiết và bàn giao đất dự án. Nếu trường hợp chủ đầu tư phá sản thì bạn sẽ mất trắng.

→ Đất nền dự án ma: Dự án ma là tên gọi chung của những dự án ảo không có thật hoặc không có giấy tờ pháp lý. Do đó để an toàn thì bạn cần thận trọng tìm hiểu thông tin về dự án. Tuyệt đối không ham rẻ mà bỏ qua vấn đề pháp lý nhé.

→ Đất nền phân lô chưa được cấp phép: Trường hợp bạn mua phải mảnh đất nền dự án chưa được phép phân lô, về sau sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn bán ra. Thậm chí những bạn sử dụng đòn bẩy tài chính còn có nguy cơ mắc kẹt vốn, gặp khó khăn lớn về tài chính và thua lỗ.

Đầu tư bất động sản hấp dẫn, lợi nhuận mang lại cao nhưng rủi ro cũng lớn

11) Luôn cẩn trọng để tránh rủi ro khi đặt cọc mua đất

Sau khi thỏa thuận xong giá cả, bạn cần kiểm tra những điều sau đây:

  • Kiểm tra xem chủ nhà có phải chính chủ không; Bạn cần đối chiếu xem tên, ảnh cũng như số CMND trên sổ có trùng khớp với trên CMND hay không. Ngoài ra, nên mang bản giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để kiểm tra tại tổ dân phố hoặc phường.

  • Đất có bị vướng quy hoạch? Trước khi đặt cọc nhà đất, bạn cần kiểm tra và xác nhận mảnh đất có có vướng quy hoạch hay không bằng cách đến Phòng Quản lý đô thị hoặc bộ phận kiểm tra quy hoạch tại các UBND quận/huyện mảnh đất đó tọa lạc

  • Soạn thảo hợp đồng đặt cọc: Thông thường bên có lợi sẽ là bên soạn thảo hợp đồng đặt cọc – đây là văn bản quan trọng đầu tiên mà hai bên giao dịch ký kết. Theo đó, bạn cần nhờ một chuyên gia hoặc luật sư có kinh nghiệm để tư vấn.

12)  Không nên thanh toán hết 100% khi chưa cầm sổ đỏ

Khi chưa có gì chắc chắn trong tay, bạn chỉ nên thanh toán một phần hoặc một nửa giá trị của mảnh đất. Khi đã cầm sổ đỏ và xác định đó là sổ đỏ thực, bạn mới thanh toán hết số tiền còn lại. Điều này nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi cho bạn, tránh bị lừa và mất tiền oan.
Để lựa chọn được mảnh đất "vàng", thiên thời địa lợi nhân hòa thì 12 kinh nghiệm batdongsanonline.vn chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn lựa chọn được mảnh đất ưng ý. Hãy luôn tỉnh táo và hết sức cẩn trọng để đảm bảo tối đa quyền lợi cho chính mình. Chúc bạn thành công!!!

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng đảm bảo rằng thông tin trong bài viết này là chính xác và đáng tin cậy khi được đăng tải, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không nên dựa vào thông tin trong bài viết này để đưa ra quyết định về tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc vấn đề pháp lý. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào dựa trên thông tin trong bài viết này.